Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mô hình “Chị khá giúp chị nghèo” ở Xà Phiên

Như Hải - 09:50, 03/08/2020

“Chị khá giúp chị nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer” là Mô hình của Hội Phụ nữ xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đang triển khai thực hiện nhằm giúp chị em hội viên dân tộc Khmer trên địa bàn phát triển kinh tế gia đình, góp phần thúc đẩy giảm nghèo bền vững.

Chị Thị Kim Xuyền (bên phải), Tổ trưởng, hướng dẫn thành viên đan đát giỏ lục bình.
Chị Thị Kim Xuyền (bên phải), Tổ trưởng, hướng dẫn thành viên đan đát giỏ lục bình.

Mô hình được thành lập ban đầu với 16 thành viên, là những hội viên phụ nữ khá, giỏi, hội viên phụ nữ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo trong ấp 4 của xã. Khi tham gia Mô hình, các chị có hoàn cảnh khó khăn sẽ được các chị khá, giỏi hướng dẫn, giúp đỡ về nhiều mặt, như: Cùng góp vốn xoay vòng cho chị em vay làm ăn; hướng dẫn tay nghề, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả; hỗ trợ đào tạo nghề đan đát thủ công mỹ nghệ để tăng thêm thu nhập lúc nhàn rỗi…

Chị Thị Kim Xuyền, Tổ trưởng Mô hình ấp 4, xã Xà Phiên cho biết, được Hội Phụ nữ xã Xà Phiên làm cầu nối với Hợp tác xã Kim Ngân (thị xã Long Mỹ), ấp đã xây dựng mô hình đan đát lục bình. Khi Hội Phụ nữ xã phối hợp với huyện mở lớp dạy nghề, chị đã đứng ra dạy nghề đan đát lục bình cho hội viên, giúp chị em có thêm việc làm lúc nhàn rỗi, tạo thêm thu nhập, nên các chị rất tích cực tham gia.

“Thường thì học trong 1 tháng, các chị sẽ rành nghề đan đát lục bình, thành thợ chính. Tuy nhiên, học khoảng 10 - 15 ngày là có thể đan được các sản phẩm đơn giản. Sản phẩm này thân thiện môi trường nên cũng dễ bán, vì thế chị em cũng có thu nhập”, chị Xuyền cho biết.

Là một thành viên thuộc diện hộ nghèo của ấp 4, xã Xà Phiên, chị Thị Kim Nguyên cho biết, do gia đình không có đất sản xuất, nên chị tham gia mô hình nhằm kiếm thêm thu nhập để lo cho con cái ăn học. “Công việc này thuận tiện ở chỗ không bó buộc thời gian. Nếu làm giỏ nhỏ mỗi ngày tôi có thể làm 6 - 7 cái, giỏ lớn thì 2 - 3 cái. Mỗi tháng, tôi có thể kiếm được 3 triệu đồng từ nghề đan đát lục bình này”, chị Nguyên kể.

Chị Nguyễn Ngọc Giàu, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Xà Phiên cho biết: “Trước khi thành lập Mô hình, Hội LHPN xã đã tổ chức khảo sát đời sống, nhu cầu của hội viên phụ nữ dân tộc Khmer và chọn ra mô hình này. Đồng thời, Hội đã phối hợp đào tạo nghề đan đát lục bình cho chị em. Đáng mừng là chị em rất đoàn kết, các chị có điều kiện hơn thì góp vốn để hỗ trợ cho các chị em khó khăn có vốn chăn nuôi, sản xuất”.

Với cách làm sáng tạo, chủ động của Hội LHPN xã Xà Phiên, Mô hình “Chị khá giúp chị nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer”, đã góp phần gắn kết chị em người Khmer ở các ấp với tổ chức Hội, giúp các chị có thêm điều kiện học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm giúp nhau phát triển kinh tế thoát nghèo, vươn lên khá giả; đồng thời, góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo hằng năm của một xã có tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc Khmer gần 32%; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn trên 20%.

Trước khi thành lập Mô hình, Hội LHPN xã đã tổ chức khảo sát đời sống, nhu cầu của hội viên phụ nữ dân tộc Khmer và chọn ra mô hình này. Đồng thời, Hội đã phối hợp đào tạo nghề đan đát lục bình cho chị em. Đáng mừng là chị em rất đoàn kết, các chị có điều kiện hơn thì góp vốn để hỗ trợ cho các chị em khó khăn có vốn chăn nuôi, sản xuất”.

Chị Nguyễn Ngọc Giàu, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xà Phiên

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.