Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lực lượng Biên phòng ven biển: “Phao cứu sinh“ cho ngư dân trên biển

PV - 10:47, 21/08/2018

Để giúp ngư dân hạn chế thấp nhất những rủi ro, tai nạn, những năm qua, người lính Biên phòng ở nhiều địa phương trên vùng biển Tây Nam đã luôn có mặt kịp thời, sát cánh giúp đỡ ngư dân vượt qua thiên tai, lũ bão...

Lực lượng BĐBP tỉnh Cà Mau thường xuyên tuần tra trên biển để kịp thời cứu hộ, cứu nạn ngư dân đi biển. Lực lượng BĐBP tỉnh Cà Mau thường xuyên tuần tra trên biển để kịp thời cứu hộ, cứu nạn ngư dân đi biển.

Sẵn sàng là tư thế của những người lính Biên phòng trong công tác cứu nạn, cứu hộ trên biển để kịp thời sắp xếp ngư dân vào bến neo đậu an toàn khi thời tiết xấu. Thiếu tá Trương Bảo Xuyên, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Sông Đốc (Cà Mau) cho biết: Trung bình mỗi năm, Đồn làm thủ tục, hướng dẫn trú, tránh bão an toàn cho hơn 10.000 phương tiện và hàng chục ngàn người. Những ngày có tin áp thấp nhiệt đới, tin bão gần xa, đài canh duyên hải và máy thông tin liên lạc của đơn vị hoạt động 24/24 giờ, để kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão.

Theo Đại tá Lương Hoàng Đông, Chỉ huy trưởng BĐBP Cà Mau: Để ngư dân hạn chế rủi ro trên biển, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cà Mau đã xây dựng 11 đội tàu an toàn với gần 1.000 thuyền viên, là lực lượng chuyên trách phòng, chống lụt bão (PCLB), tìm kiếm cứu nạn (TKCN) và nắm tình hình an ninh, diễn biến thời tiết trên biển.

Bên cạnh đó, các đồn Biên phòng duy trì thông suốt hệ thống thông tin liên lạc, đài canh dân sự, các phương tiện hoạt động ngoài khơi, cập nhật từng phút mọi diễn biến ở các tuyến trên biển.

Trên tuyến bờ, các đồn, hải đội biên phòng hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng tại chỗ, Ban Chỉ huy PCLB các địa phương, tuyên truyền, giáo dục nhân dân, thực hiện nghiêm quy định về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Ông Lại Tấn Tài, khóm 1, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển một trong những ngư dân được Bộ đội Biên phòng Cà Mau cứu hộ năm 2017 nhớ lại: Khoảng tháng 7/2017, tàu của ông bị nạn chìm trên vùng biển cách cửa Rạch Gốc khoảng 20 hải lý về hướng Tây Nam, cả 5 người đi trên tàu bị trôi dạt trên biển. Nhận được thông tin, Đồn Biên phòng Rạch Gốc đã sử dụng tàu đánh cá của ngư dân địa phương ra biển tìm kiếm, cứu nạn và kéo tàu và đưa người vào đất liền an toàn.

“Sau lần đó, chúng tôi được mấy chú bộ đội hướng dẫn cách theo dõi tin báo thời tiết và tuân thủ các hiệu lệnh cấm biển. Qua công tác tuyên truyền, anh em còn nhận thức được việc đánh bắt trái phép tại vùng biển nước ngoài là vi phạm pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, khi bị lực lượng nước ngoài bắt thì sẽ bị xử phạt rất nặng, bị mất tài sản của mình, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, những năm gần đây, hầu hết bà con ngư dân đã hiểu khá nhiều các quy định pháp luật về đánh bắt hải sản. Theo đó, các phương tiện của địa phương không còn vi phạm các quy định trong khai thác đánh bắt hải sản. Đồng thời, ngư dân trong vùng thực hiện nghiêm khi có lệnh cấm đi biển.

HẠNH NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.