Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lễ "khai bươn" của người Tày

PV - 17:08, 06/08/2021

Một đứa trẻ sinh ra là niềm vui, hạnh phúc của mỗi gia đình. Bởi thế, hầu hết các gia đình đều tổ chức bữa cơm thân mật để mời anh em dòng tộc đến chúc phúc. Và với người Tày, thì lễ đầy tháng (khai bươn) là một hoạt động không thể thiếu trong vòng đời của đứa trẻ.

Thầy Tào có vai trò quan trọng trong lễ cúng đầy tháng cho trẻ của người Tày
Thầy Tào có vai trò quan trọng trong lễ cúng đầy tháng cho trẻ của người Tày

Lễ khai bươn là nghễ thức đầu tiên trong chu kì vòng đời của con người nên được bà con người Tày chuẩn bị rất chu đáo, công phu. Theo phong tục, ngày đầy tháng của con cháu, gia đình nào cũng phải mời thầy Tào đến làm lễ và đặt tên cho cháu bé. Thầy Tào (thầy cúng) là người am hiểu văn hóa, phong tục tập quán địa phương; học rộng, biết nhiều, là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Lễ khai bươn bắt đầu sau khi thầy đặt tên cho đứa bé. Đây là tên do thầy Tào đặt dựa vào ngày, tháng, năm sinh, giờ sinh để đứa bé không chỉ có cái tên phù hợp mà còn sẽ mang lại nhiều may mắn trong suốt cuộc đời. Tên này thường chỉ dùng khi tiến các nghi thức cúng tổ tiên, còn tên gọi hàng ngày (tên khai sinh) là do ông bà, bố mẹ đứa trẻ lựa chọn. Tuy nhiên, không ít gia đình lấy luôn tên thầy Tào đặt làm tên khai sinh cho đứa bé với kỳ vọng đứa bé sẽ được khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn.

Sau nghi lễ đặt tên, là nghi lễ khai bươn. Bà ngoại sẽ ẵm cháu bé vào nôi (võng) và cất lời ru “ứ nọng nòn, nòn đắc, nòn đí” (cháu hãy ngủ cho say, cho sâu giấc) với mong muốn đứa bé sẽ ăn no, ngủ kỹ. Tiếp đến một người có uy tín, học rộng, thông minh sẽ được gia đình lựa chọn để địu cháu ra đường, mang theo sách vở để tượng trưng cháu đi học chữ và sau này đứa trẻ cũng học giỏi, thành đạt như người này. Đồng thời, lúc này thầy Tào ra ngoài đường, ngõ đi vào nhà chuẩn bị đồ lễ, thắp hương làm lễ “khai bươn” cho bé mới đầy tháng tuổi và trao ấn bùa may mắn, ban áo phúc có những dòng chữ nôm dấu đỏ cho những đứa cháu còn nhỏ tuổi trong gia đình.

Tin cùng chuyên mục
Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, những năm qua, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống được quan tâm hỗ trợ; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.