Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Cần thiết phê chuẩn Hiệp định CPTPP

PV - 11:19, 06/11/2018

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 5/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.

Hiệp định CPTPP Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường.

Thảo luận tại Hội trường, đa số đại biểu thống nhất với sự cần thiết phê chuẩn Hiệp định CPTPP và cho rằng, nếu được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6, Việt Nam là quốc gia thứ 7 phê chuẩn Hiệp định này. Nhiều đại biểu đánh giá, Hiệp định CPTPP là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chất lượng cao và khá toàn diện với mức cam kết sâu nhất từ trước tới nay. Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) khẳng định, kinh tế Việt Nam phụ thuộc lớn vào thị trường nước ngoài. Khi tham dự Hiệp định CPTPP là cơ hội tốt để Việt Nam giữ đúng cam kết về thị trường của các nước thành viên. Đại biểu Đôn Tuấn Phong (An Giang) nhấn mạnh: Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, nhiều ưu đãi hơn so với các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết; cơ cấu xuất nhập khẩu tăng nhanh; giúp Việt Nam đẩy nhanh đổi mới cơ chế, chính sách, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần khẳng định vị thế, tăng cường đan xen lợi ích, duy trì hòa bình, ổn định, bảo vệ hòa bình của các quốc gia.

Bên cạnh nhiều cơ hội với Việt Nam, các đại biểu cũng nêu những thách thức đan xen. Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, các nước mời Việt Nam tham gia vào Hiệp định này trong khi thu nhập bình quân của Việt Nam còn thấp do các nước này đã thấy được tiềm năng của Việt Nam có dân số lên tới 95 triệu người, đồng nghĩa với thị trường tiêu thụ rất lớn. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức với Việt Nam. Theo một số đại biểu, thách thức lớn đối với hàng hóa Việt Nam đó là quy tắc xuất xứ hàng hoá. Vấn đề đặt ra là Việt Nam phải có lộ trình chủ động nguyên liệu trong nước, hoặc nhanh chóng chuyển từ nhập nguyên liệu từ các quốc gia khác sang nhập nguyên liệu từ các nước tham gia Hiệp định CPTPP để đủ điều kiện quy tắc xuất xứ. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam thu hút các nhà đầu tư để sản xuất nguyên liệu, tạo ra các chuỗi giá trị sản xuất trong nước.

Nhiều đại biểu đề nghị, Chính phủ cần tạo ra động lực tăng trưởng mới, rà soát lại tổng thể chính sách thương mại và đầu tư để tìm phương thức tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh mới, nhằm khơi dậy sức sáng tạo, năng lực nội sinh.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu rõ, trong quá trình đàm phán Hiệp định, Chính phủ đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp về Hiệp định. Chính phủ cũng tham khảo các đánh giá, nghiên cứu của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới về tác động của Hiệp định đối với các nền kinh tế trong đó có Việt Nam và cho thấy, các lợi ích cốt lõi của Việt Nam đều được đảm bảo…Trong quá trình thực thi Hiệp định CPTPP, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành liên quan cập nhật đánh giá tác động đến tổng thể nền kinh tế, cũng như từng lĩnh vực cụ thể để xây dựng giải pháp điều hành phù hợp.

Trong ngày 5/11, Quốc hội cũng xem xét về việc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết số 30/2016/QH14 về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Chính phủ đề nghị xem xét, cho phép kéo dài thời gian thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam thêm 2 năm, kể từ ngày 1/2/2019.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.