Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Tiếp tục chất vấn nhiều vấn đề “nóng”

PV - 14:54, 06/06/2018

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đăng đàn trả lời chất vấn.

Tăng cường các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

Các vấn đề liên quan đến công tác quản lý đất đai; ô nhiễm môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu được nhiều đại biểu quan tâm chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, về quản lý đất đai, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, trong vấn đề sửa đổi Luật Đất đai tới đây, trong đó có việc điều chỉnh chính sách đất đai, làm rõ cơ chế phân bổ nguồn lực đất đai trước và sau khi quy hoạch để tính toán thu trên đầu tư, chuyển đổi quy hoạch… Bên cạnh đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng nêu quan điểm, phải chú ý đến người dân để họ cảm thấy được chia sẻ và có công sức đóng góp với mảnh đất đó; đối với nhà đầu tư, họ cũng phải tính toán làm sao có lợi nhuận.

Đại biểu Quốc hội chất vấn bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường. Đại biểu Quốc hội chất vấn bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

Đối với vấn đề biến đổi khí hậu, Bộ trưởng cho rằng, trong vấn đề biến đổi khí hậu thì nhận thức là hết sức quan trọng. Hiện nay Chính phủ đã ban hành một nghị quyết để cụ thể hóa mục tiêu, giao nhiệm vụ. Nước ta đã xây dựng một kế hoạch rất cụ thể từ các vấn đề cấp bách đến dài hạn. Các bộ, ngành đã có cam kết để thực hiện mục tiêu này. Cần phải tiếp cận một cách trí tuệ và bài bản như vậy thì mới có thể ứng phó và thích nghi được.

Phát biểu giải trình thêm trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, tình trạng quản lý đất đai hiện còn nhiều bất cập. Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo nhằm chấn chỉnh công tác quản lý đất đai, triển khai hoàn thiện pháp luật về sử dụng đất đai, quy hoạch. Bố trí quỹ đất cho giao thông, không gian công cộng. Tiến hành công khai thông tin quy hoạch sử dụng đất để người dân biết, giám sát. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm liên quan đến đất đai....

Đối với công tác ứng phó biến đổi khí hậu, thực hiện Nghị quyết đã ban hành, bên cạnh việc bố trí vốn ngân sách, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tham mưu xây dựng cơ chế thu hút các nguồn lực đầu tư ứng phó biến đổi khí hậu. Thực hiện tái cấu trúc các ngành, lĩnh vực kinh tế gắn với thích ứng biến đổi khí hậu, nước biển dâng; xây dựng quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch toàn vùng làm cơ sở đầu tư phát triển...

Có chính sách đối với trẻ em vùng DTTS, miền núi

Nhiều vấn đề được các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ Trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung như: giải pháp ưu tiên nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, trình độ lao động; sắp xếp lại các trung tâm dạy nghề; giải pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động; giải pháp ngăn chặn tình trạng bạo hành, bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là bảo vệ trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS; giải pháp quản lý tình trạng lao động vượt biên trái phép..

Về giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chọn năm 2018 là năm đột phá về giáo dục nghề nghiệp, trong đó: Tiến hành quy hoạch lại toàn bộ mạng lưới giáo dục nghề nghiệp; kết nối đào tạo với doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng hành với giáo dục nghề nghiệp, đào tạo theo đơn đặt hàng, đào tạo gắn với thị trường, với cung cầu lao động. Bên cạnh đó, Bộ sẽ đẩy mạnh sắp xếp lại các đơn vị đào tạo, những trường nào không đáp ứng nhu cầu thì kiên quyết sắp xếp lại, thậm chí giải thể, theo tinh thần bảo đảm tinh gọn bộ máy, nhưng hoạt động có hiệu quả.

Đối với vấn đề xuất khẩu lao động, Bộ trưởng cho biết, Bộ đã có nhiều giải pháp xử lý quyết liệt, bước đầu đã ngăn chặn được tình trạng này. Với doanh nghiệp xuất khẩu lao động, Bộ trưởng cũng thừa nhận có thực tế loạn thu phí, cò mồi, trốn tránh trách nhiệm từ phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động và cam kết sẽ chấn chỉnh các vấn đề này.

Về phòng chống bạo lực, bạo hành, xâm hại trẻ em, Bộ trưởng cho biết, thời gian tới Bộ sẽ rà soát lại các quy định pháp lý, quy định rõ trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương; đồng thời tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng, xã hội, gia đình để thực hiện tốt công tác này. Liên quan đến bảo vệ trẻ em ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS, Bộ trưởng cho rằng trẻ em nơi đây rất thiệt thòi, do điều kiện sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo miền núi cao… Gần đây tuy đã có nhiều chính sách dành cho miền núi và trẻ em khu vực này, nhưng tỷ lệ thụ hưởng, mức thụ hưởng còn hạn chế. Bộ trưởng thừa nhận, trong đó có trách nhiệm về mặt quản lý nhà nước của Bộ, mặc dù cố gắng phối hợp với Ủy ban Dân tộc nhưng kết quả chưa như mong muốn. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, thời gian tới, sẽ đẩy mạnh hơn việc bảo vệ, có nhiều chính sách ưu tiên tới trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.