Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Sửa đổi Luật Giáo dục là cần thiết

PV - 09:09, 30/05/2018

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, ngày 29/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Quốc hội cũng đã thảo luận tại Hội trường về dự án Luật An ninh mạng.

Thay mặt Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết: Qua 12 năm thi hành, Luật Giáo dục đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Quốc hội trong phiên làm việc tại Hội trường ngày 29/5. Quốc hội trong phiên làm việc tại Hội trường ngày 29/5.

 

Tuy nhiên, Luật Giáo dục đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, trở thành những điểm nghẽn, là nút thắt trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Quy định về hệ thống giáo dục quốc dân chưa thể hiện được sự gắn kết chặt chẽ giữa các cấp học và trình độ đào tạo. Quy định về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục phổ thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học... Do đó, Luật Giáo dục cần được sửa đổi, bổ sung để thể chế hóa các quan điểm của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý trong giáo dục, đào tạo.

Điểm đáng chú ý của Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung một số điều quy định trách nhiệm của gia đình trong phối hợp giáo dục học sinh; tôn trọng, không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà giáo. Dự thảo Luật cho thấy, sẽ không miễn học phí đối với học sinh, sinh viên sư phạm mà sẽ thay bằng chính sách tín dụng sư phạm.

Trình bày Báo cáo thẩm tra tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình nêu rõ, Ủy ban tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục. Ủy ban đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các chính sách; nghiên cứu, lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động, các cơ quan quản lý liên quan để xây dựng các chính sách, quy định của Luật Giáo dục phù hợp và khả thi.

Về chính sách thu hút học sinh, sinh viên sư phạm, đa số thành viên Ủy ban tán thành với đề xuất thay thế quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm bằng tín dụng sư phạm để thực hiện chính sách theo đúng quan điểm ưu tiên, ưu đãi với đối tượng làm việc trong ngành Giáo dục; tránh lãng phí ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ cách thức tổ chức thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho người học; bổ sung quy định về việc hoàn trả đối với những người tự đóng học phí. Về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đề nghị Ban soạn thảo rà soát, sửa đổi Chương Nhà giáo một cách căn cơ, tiếp tục khẳng định rõ vị thế của nhà giáo trong Luật...

Cũng trong ngày 29/5, các đại biểu đã thảo luận tại Hội trường về Luật An ninh mạng. Tại phiên thảo luận, các đại biểu đồng tình cao việc ban hành Luật An ninh mạng trong bối cảnh ngày càng có nhiều cuộc tấn công trên không gian mạng, nhiều nội dung thông tin xấu độc tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Các ý kiến cũng nhất trí đưa giáo dục An ninh mạng trở thành môn học chính khóa về giáo dục quốc phòng, an ninh trong các nhà trường..

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục