Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Kinh tế gia trại - Hướng thoát nghèo cho đồng bào DTTS: Để mô hình gia trại "đi được đường dài" (Bài cuối)

Khánh Ngân - 07:50, 19/05/2022

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đang bước vào giai đoạn đầu thực hiện. Cùng với nhóm chương trình dự án phát triển cơ sở hạ tầng… Nhóm phát triển kinh tế nâng cao đời sống đồng bào với chủ trương lấy mô hình gia trại làm “nòng cốt”. Thông qua Chương trình MTQG, sẽ có những chính sách hỗ trợ phù hợp hơn để mô hình gia trại phát huy tối đa hiệu quả.

Có thể lấy mô hình gia trại làm “nòng cốt” trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi
Có thể lấy mô hình gia trại làm “nòng cốt” để phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS, miền núi

Hỗ trợ khoa học kỹ thuật 

Dù đã phát huy được tính ưu việt trong xóa đói giảm nghèo cho đồng bào DTTS, nhưng mô hình gia trại hiện hữu vẫn phát triển theo kiểu tự phát “mạnh ai nấy làm”. Để mô hình kinh tế gia trại “đi được đường dài”, phát triển trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nhất định phải từng bước đưa nuôi, trồng theo phong tục tập quán, kinh nghiệm sang nuôi trồng áp dụng khoa học kỹ thuật. 

Ngành nông nghiệp cần thể hiện tốt hơn vai trò tư vấn cho các chủ gia trại trên địa bàn về loại cây, con giống phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương mình. Hướng dẫn đồng bào cách phòng trừ sâu, dịch bệnh để đảm bảo cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng tốt nâng cao hiệu quả kinh tế.

Việc hỗ trợ mô hình gia trại trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi hướng đến loại cây con đặc thù, đặc sản để tăng hiệu quả kinh tế. Trên thực tế, những cây con đặc sản như nuôi lợn rừng, hươu lấy nhung… đã giúp nhiều hộ đồng bào DTTS thoát nghèo vươn lên làm giàu bền vững.

Hiện tại, mô hình gia trại trong vùng đồng bào DTTS cơ bản được hình thành tự phát, tiêu chuẩn môi trường chưa được chú trọng thực hiện. Do đó, việc đánh giá cụ thể về mức độ tác động lên môi trường, các chỉ số chất thải, khí thải, hàm lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật… cần được chuẩn hóa để bà con thực hiện.

Cần tiêu chuẩn hóa mô hình để gia trại “đi đường dài” trên hành trình xóa đói giảm nghèo bền vững
Cần tiêu chuẩn hóa mô hình để gia trại “đi đường dài” trên hành trình xóa đói giảm nghèo bền vững

Thêm những chính sách cho gia trại

Việc xây dựng bộ tiêu chuẩn mô hình là để gia trại “đi được đường dài”, không dừng lại ở việc tự phát, mạnh ai nấy làm. Bên cạnh đó, bộ tiêu chuẩn gia trại còn giúp cơ quan Nhà nước ban hành những chính sách, cơ chế hỗ trợ phù hợp và sát với nhu cầu của chủ gia trại. Từng bước hướng gia trại trở thành “nòng cốt” trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi.

Cấp đất ổn định, là chính sách quan trọng bậc nhất để phát triển mô hình gia trại. Cùng với cấp đất, cần đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đồng bào yên tâm đầu tư gia trại ngày càng bài bản. Việc có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng giúp đồng bào dễ huy động, vay vốn khi cần mở rộng quy mô gia trại của mình. Do đó, khi xây dựng mô hình gia trại trên diện rộng ở vùng DTTS, cấp đất cần đi trước một bước.

Cây, con đặc sản là lợi thế để nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS
Cây, con đặc sản là lợi thế để phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS

Chương trình khuyến nông như hỗ trợ cây, con giống tạo nền tảng bước đầu để bà con xây dựng gia trại. Từ đó, tận dụng tối đa nguồn lao động của gia đình, quỹ đất và nhiều lợi thế khác trong vùng DTTS. Cùng với đó, việc hỗ trợ đồng bào ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt chăn nuôi sẽ làm năng suất, sản lượng từ đó tăng lợi nhuận cho chủ gia trại. Giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tăng thời gian cho vay vốn đối với mô hình gia trại. Hạ lãi suất, giảm lãi suất là những chính sách “đòn bẫy” cần được áp dụng để mô hình gia trại phát triển. Không giống như thương mại, dịch vụ, gia trại là mô hình kinh tế có thời gian thu hồi vốn lâu hơn. Do đó việc tăng thời gian cho vay, là điều hết sức quan trọng.

 Để làm được điều này, rất cần  sự linh hoạt về cơ chế, chính sách vay vốn của các ngân hàng trong việc đồng hành cùng chủ gia trại ở vùng DTTS. Trong đó, mức tối đa vay cũng cần được nâng lên, để chủ gia trại có đủ nguồn vốn đầu tư bài bản. Mức vay dựa vào nhóm quy mô về diện tích, tổng mức đầu tư của gia trại đã được phân loại theo tiêu chuẩn từ trước. Tránh tình trạng gia trại rộng về diện tích, nhưng mức cho vay quá ít không đáp ứng nhu cầu tối thiểu, lỡ nhịp đầu tư của chủ gia trại.

Bên cạnh đó, những cây, con phù hợp với đặc thù từng vùng cũng cần được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng để đồng bào sản xuất...Làm được như vậy, mô hình gia trại không chỉ giúp đồng bào thoát nghèo mà bà con còn vươn lên làm giàu, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi sẽ thành công đúng như kỳ vọng...

Tin cùng chuyên mục
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái: Đồng hành cùng người dân vượt qua hậu quả bão lũ

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái: Đồng hành cùng người dân vượt qua hậu quả bão lũ

Yên Bái là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề do hoàn lưu của cơn bão số 3 (Yagi) với những đợt mưa to, lũ lớn diễn ra từ ngày 07 - 11/9 vừa qua. Quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà con vùng bị ảnh hưởng mưa lũ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho khách hàng bị thiệt hại do thiên tai, để sớm khôi phục sản xuất - kinh doanh, ổn định cuộc sống là mục tiêu hàng đầu của lãnh đạo tỉnh Yên Bái.