Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kiến tạo thành công trên nền tảng kinh doanh số

Hồng Phúc - 07:44, 07/05/2023

Nằm trong khuôn khổ các chương trình tại Festival nghề truyền thống Huế 2023, vừa qua, UBND Tp. Huế và J&T Express tổ chức hội thảo “Kiến tạo thành công trên nền tảng kinh doanh số”.

Kiến tạo thành công trên nền tảng kinh doanh số
Quang cảnh hội thảo

Với mục tiêu cùng các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm thực chiến trong kinh doanh Online, chinh phục khách hàng từ sản phẩm đến hoạt động bán hàng trên nền tảng số cũng như hành trình giao nhận trọn vẹn, hội thảo diễn ra có 2 phiên thảo luận. Ở phiên thảo luận đầu tiên, các diễn giả đã “bật mí” những phương thức và công cụ bán hàng hiệu quả.

Một trong những giải pháp không thể thiếu để thành công đó là thấu hiểu khách hàng và tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần chú trọng vào các điểm chạm tiếp xúc với khách hàng hay còn gọi là thiết kế trải nghiệm khách hàng. Điều này có thể thực hiện thông qua các hoạt động như: Tạo các kênh bán đa dạng, truyền thông Marketing; hay chọn đối tác vận chuyển chuyên nghiệp, tuân thủ quy tắc đóng gói vận chuyển riêng biệt với từng hàng hoá để vận chuyển nhanh và bảo đảm an toàn đến tay người dùng.

Tại phần thảo luận của phiên thứ 2, từ những vấn đề thực tế mà chính các doanh nghiệp và hộ kinh doanh tại Huế đang vướng mắc, các diễn giả đã “hiến kế” những giải pháp cụ thể hơn cho các sản phẩm thủ công, các làng nghề truyền thống. Tại phần thảo luận, đi từ những vấn đề thực tế mà chính các doanh nghiệp và hộ kinh doanh tại Huế đang vướng mắc, các diễn giả đã “hiến kế” những giải pháp cụ thể hơn cho các sản phẩm thủ công, các làng nghề truyền thống.

Các chuyên gia cho rằng đặc thù của sản phẩm thủ công là được đầu tư kỹ lưỡng, gắn liền với giá trị văn hóa, lịch sử của làng nghề hoặc gia truyền từ nhiều đời nên nhiều nghệ nhân chỉ tập trung vào lưu truyền nghề chứ không nghĩ đến việc thương mại hóa để sản phẩm có giá trị cao. Tuy nhiên, muốn phát triển thì chắc chắn thương mại hóa hay chuyển dịch sang bán hàng Online sẽ là xu thế tất yếu.

Kiến tạo thành công trên nền tảng kinh doanh số 1
Các diễn giả chia sẻ tại hội thảo

Trong quá trình chuyển dịch, bài toán vận chuyển các sản phẩm thủ công cồng kềnh và giá thành cao là trở ngại khá lớn với các doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp hay chủ hộ kinh doanh nghề thủ công truyền thống cần tìm hiểu về quy chuẩn, quy cách trong khâu đóng gói hàng hóa ngay từ khi sáng tạo ra sản phẩm, cũng như tìm kiếm những đối tác vận chuyển chuyên nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu khắt khe của hàng hóa.

Tại hội thảo, đại diện UBND Tp. Huế đánh giá những nội dung trên rất thiết thực đối với doanh nghiệp và làng nghề truyền thống tại Huế. Những chia sẻ của các chuyên gia đã phần nào tháo gỡ những khó khăn và vướng mắc cho những đối tượng này.

Hội thảo là hoạt động đầu tiên sau buổi làm việc về chương trình hợp tác nhằm thống nhất định hướng phát triển chiến lược giữa J&T Express và UBND Tp. Huế trong việc phát triển kinh doanh cũng như nâng cao năng lực logistics tại địa phương. Trong khuôn khổ hội thảo đã diễn ra lễ ký kết liên minh hợp tác giữa 4 bên gồm: Viện Nghiên cứu phát triển Huế (Huế IDS), Tập đoàn truyền thông Lê, Công ty TNHH J&T Express Việt Nam và Công ty TNHH Công nghệ TikTok Việt Nam. Mục tiêu của liên minh là hướng tới những chương trình hỗ trợ, cùng chung tay giúp các doanh nghiệp địa phương tại Huế và trên cả nước nói chung phát triển các cơ hội kinh doanh online, thúc đẩy sự phát triển bền vững của các sản phẩm thủ công và làng nghề Việt Nam.

Hội thảo mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh làng nghề có thêm những kiến thức, kinh nghiệm thực chiến để phát triển các nền tảng kinh doanh đa dạng, đặc biệt là trên các nền tảng số. Đây là dấu ấn tạo tiền đề cho J&T Express và thành phố Huế tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ toàn diện về kinh doanh cũng như cơ hội phát triển dịch vụ Logistics cho các doanh nghiệp SME và làng nghề truyền thống trong tương lai.

Tin cùng chuyên mục
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ngày 26/12, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại các huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Đoàn công tác do ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã trên địa bàn 2 huyện.