Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khuyến khích… ngược!

PV - 10:02, 14/03/2018

Trong một chuyến công tác vùng cao, tôi được nghe câu chuyện: Một gia đình có ông bố và hai vợ chồng người con trai sống chung.

Họ canh tác trên phần đất của ông bố. Đó đang là một hộ gia đình bình thường, có cả đất và sức lao động.

Nhưng một ngày nọ, ông bố cho vợ chồng người con trai ra ở riêng. Ông bố lúc này có đất nhưng già yếu không còn sức lao động; trong khi vợ chồng người con khỏe mạnh lại không có đất. Họ từ một hộ bình thường trở thành hai hộ nghèo. Và bỗng nhiên, được nhận tới hai suất trợ cấp chính sách.

Ảnh minh họa Ảnh minh họa

 

Câu chuyện nêu trên là một minh họa cho “cơ chế khuyến khích ngược” trong thực hiện chính sách giảm nghèo hiện nay. Chính sách “cho không”, “cấp không” đã tạo nên một sức ỳ trong nỗ lực thoát nghèo; thậm chí tạo nên những tiền lệ trong việc tìm cách trở thành hộ nghèo và không muốn thoát nghèo.

Cơ quan quản lý đều đã nhìn nhận ra chính sách không phù hợp. Giai đoạn 2016-2020, chủ trương trong chương trình giảm nghèo bền vững là hạn chế chính sách “cho không”, chính sách mang tính bao cấp, hỗ trợ và bỏ các chính sách không phát huy hiệu quả. Chủ trương là vậy nhưng việc bỏ chính sách “khuyến khích ngược” đến nay vẫn… chưa bỏ được.

Tại một hội thảo nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về giảm nghèo trên báo chí do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức vào giữa năm 2017, thông tin chính thức từ Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo cho hay, hiện chúng ta mới bỏ được… 1 chính sách hỗ trợ dầu hỏa thắp sáng cho hộ nghèo. Ngược lại, có thêm 59 văn bản, chính sách giảm nghèo mới được ban hành.

Đại diện Văn phòng quốc gia về giảm nghèo cũng nhận định, nhiều chính sách “không khả quan lắm” trong thực tế như hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ 80-100 nghìn đồng về cây con giống cho người dân…

Rồi vị này cũng tự đưa ra dẫn chứng: “Mỗi hộ nghèo trước đây được hỗ trợ 30 nghìn đồng/tháng, nay là 40 nghìn đồng/hộ/tháng, để trả tiền điện và nhận hỗ trợ theo quý. Người dân ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, có khi phải đi xe ôm đến nơi nhận hỗ trợ nên chưa về đến nhà thì tiền đã hết do phải chi phí dọc đường”.

Như vậy, hệ lụy của “cơ chế khuyến khích ngược” đã được nhìn nhận. Nhưng thực tế, việc bỏ những chính sách “khuyến khích ngược” đến nay vẫn… dậm chân tại chỗ.

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.