Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Khởi sắc ở vùng biên

Tiêu Dao - 19:58, 07/04/2023

Xã biên giới A Ngo (huyện Đakrông, Quảng Trị) nằm giáp ranh huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) và huyện Sa Muồi (tỉnh Salavan, nước bạn Lào) vốn là một xã nghèo nơi miền Tây tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, với những nỗ lực của chính quyền và Nhân dân nơi đây, đã giúp cho vùng đất biên viễn này ngày một khởi sắc.

Nụ cười của tình quân dân miền biên giới.
Nụ cười của tình quân dân miền biên giới

Ông Hồ Văn Lập - Phó Chủ tịch UBND xã A Ngo hồ hởi khoe, nhờ nguồn vốn từ các Chương trình 134, 135, 30a và các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ, hàng chục tuyến đường giao thông được nâng cấp và xây dựng mới bằng bê tông. Các công trình thủy lợi, hệ thống nước sinh hoạt tự chảy được sửa chữa, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Cơ sở vật chất trường học, trạm y tế được xây dựng mới.

Cùng với đó, chính quyền địa phương đã thực hiện hiệu quả các chính sách, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế.

Điển hình như gia đình anh Hồ Văn Thủa (thôn A Đeng, xã A Ngo được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế La Lay tặng cặp dê giống. Vợ chồng anh Thủa đã bước đầu thành công khi đến nay gia đình đã có đàn dê hơn 10 con.

“Từ 2 con dê ban đầu, đến nay chúng tôi đã có đàn dê, nhờ đó mà có vốn để làm ăn. Không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn đến Đảng, Nhà nước, Bộ đội Biên phòng...”, anh Thủa chia sẻ.

Kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển và đói nghèo, lạc hậu đã trở thành quá khứ. Diện mạo A Ngo bây giờ hoàn toàn khác so với trước đây. Đường bê tông sạch sẽ, trường học khang trang, nhiều gia đình có điều kiện xây dựng, sửa sang nhà cửa, sắm sửa ti vi, máy lạnh, xe máy, ô tô...

Mô hình dê giống khởi nghiệp của Đồn Biên phòng CKQT La Lay giúp người dân A Ngo phát triển kinh tế.
Mô hình dê giống khởi nghiệp của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế La Lay giúp người dân A Ngo phát triển kinh tế

Bây giờ, ô tô không chỉ vào tận bản, mà xe tải của thương lái có thể vào gần rừng để thu hoạch keo tràm, mía, mỳ cho người dân. Từ những dự án hỗ trợ của Trung ương và địa phương, những con đường khác đang được tiếp tục đầu tư hiện đại và thông thoáng, kết nối sự phát triển…

Ông Hồ Thủy - Trưởng thôn La Lay, xã A Ngo bộc bạch: “Bên cạnh đời sống vật chất, các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư xây mới, tạo điều kiện để người dân vui chơi giải trí, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc”.

Bên cạnh những kết quả đạt được, A Ngo vẫn còn gặp những khó khăn như sản xuất nông nghiệp còn manh mún, khả năng tái đầu tư của người dân để duy trì sản xuất còn hạn chế, do đó, hiệu quả nhân rộng mô hình chưa cao...

“Thời gian tới, địa phương sẽ có những thuận lợi lớn trong việc phát triển đồng bộ, đưa A Ngo trở thành trung tâm phát triển ở biên giới Quảng Trị”, ông Hồ Văn Lập cho biết. 

Năm 2022, số hộ nghèo, cận nghèo ở A Ngo giảm hơn 30% so với 3 năm về trước; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 17 triệu đồng, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2021. So với 5 năm trước, cuộc sống bây giờ của bà con đã thay đổi rất nhiều. Đến nay, nhiều hộ gia đình ở A Ngo đã dần thoát nghèo và vươn lên làm giàu, có cuộc sống ổn định như hộ ông Hồ Văn Dom hay Hồ Văn Phiên (thôn Kỳ Ne), Hồ Pai (thôn A La), Hồ Văn Hoạt (thôn A Rồng trên), ông Hồ Văn Lăng (thôn A Rồng dưới)...

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.