Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Một mục tiêu, nhiều giải pháp

PV - 10:21, 18/09/2018

Chọn sự đa dạng văn hóa vùng đồng bào DTTS làm thế mạnh để khởi nghiệp là sự lựa chọn rất đúng đắn, không những làm giàu cho bản thân, gia đình, quê hương mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Sầm Thị Tình, cô gái dân tộc Thái, sinh năm 1986, bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đã mang lại nhiều thành công khi cô khởi nghiệp từ nghề dệt thổ cẩm. Cô gái giàu nghị lực đã góp phần đưa nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái bay cao, vươn xa.

Bài 4: Sầm Thị Tình và con đường thành công từ thổ cẩm

Ấn tượng đầu tiên khi tôi gặp Sầm Thị Tình là đôi mắt sáng, nụ cười tươi rói hồn nhiên của em. Sầm Thị Tình kể, em sinh ra và lớn lên ở trong cái nôi của nghề dệt. Từ nhỏ khi mới 7-8 tuổi, em đã được mẹ truyền nghề dệt. Khi đó em đã tự dệt những hoa văn mà mình nghĩ ra. Với Sầm Thị Tình, những sắc màu, họa tiết, hoa văn thổ cẩm cứ ngấm vào máu tự bao giờ. Em luôn có niềm đam mê với nghề và khát khao đưa sản phẩm dệt thổ cẩm của đồng bào mình ra thị trường ở nhiều thành phố lớn trong nước và quốc tế.

Sầm Thị Tình bên khung cửi dệt thổ cẩm. Sầm Thị Tình bên khung cửi dệt thổ cẩm.

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình, nhưng lại không theo nghề mà quyết định theo đuổi đam mê của mình. Năm 2016 Sầm Thị Tình bắt đầu khởi nghiệp từ những miếng vải vụn, loay hoay nghĩ cách làm sao để những miếng vải vụn phát huy tác dụng trong thực tiễn. Nghĩ thế nào, Tình bắt tay vào làm luôn thế đó.

Sản phẩm khởi nghiệp đầu tiên của Sầm Thị Tình là những chiếc ví cầm tay khá xinh xắn và đáng yêu, tiếp theo đó em cho ra đời nhiều mẫu mã, kiểu dáng và đa dạng sản phẩm. Từ những chiếc túi xách, những con thú bông, khăn choàng và những đôi dép thổ cẩm… đều được làm thủ công. Sầm Thị Tình luôn cố gắng tìm cho mình lối đi riêng. Với đôi bàn tay khéo léo và con mắt thẩm mĩ, đầu óc sáng tạo, sản phẩm thổ cẩm của Tình vừa giữ được nét đẹp bản sắc truyền thống của dân tộc Thái, nhưng vừa hiện đại, tinh tế theo nhu cầu thị trường và thị hiếu khách hàng.

Tình luôn nỗ lực giới thiệu các sản phẩm thổ cẩm của đồng bào mình và đưa các sản phẩm này đến với khách hàng. Tiếng lành đồn xa, không lâu sau đó, đã có khách hàng người Úc là một nhà thiết kế, chuyên tìm sản phẩm thổ cẩm của Việt Nam để thiết kế cho những bộ trang phục hiện đại tìm đến Tình để đặt mua hàng. Nhờ mẫu mã và chất lượng tốt, đặc biệt là những hoa văn mang bản sắc văn hóa dân tộc nổi bật trên từng sản phẩm nên sản phẩm của Tình được khách nước ngoài rất ưa thích.

ANH 1 (2)

Sau gần 2 năm khởi nghiệp, doanh thu từ các sản phẩm thổ cẩm của Sầm Thị Tình đến nay đã đạt bình quân ổn định khoảng 50-60 triệu đồng/tháng. Các sản phẩm thổ cẩm của Sầm Thị Tình đã có mặt ở nhiều thành phố lớn, như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hạ Long… và được xuất khẩu ra nước ngoài như: Úc, Lào…

Luôn tâm huyết, nỗ lực cố gắng không mệt mỏi với thổ cẩm, mới đây Sầm Thị Tình đã được Hội đồng Anh (Bristish Council) hỗ trợ em khóa học thiết kế sản phẩm. Trung tâm Learning Hub đã hỗ trợ em kết nối với khách hàng nước ngoài. Khách sạn Melia đã mời em trình diễn dệt Vải khung cửi nhân sự kiện ra mắt Dự án Bất động sản của khách hàng. Sầm Thị Tình là một trong 23 gương sáng điển hình được tham dự trong Chương trình “Khát vọng khởi nghiệp, bừng sáng bản làng” do Ủy ban Dân tộc và Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức. Sự ghi nhận, hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế sẽ giúp các sản phẩm của Tình và con đường khởi nghiệp của em ngày càng vươn xa.

Khi đã tìm được đầu ra ổn định, Sầm Thị Tình bước thêm một bước tiến nữa là mở một nhà hàng tại quận Hà Đông (Hà Nội), lấy tên quán là “Mỵ”. Điều đặc biệt ở nhà hàng “Mỵ” không chỉ chuyên về ẩm thực của đồng bào DTTS mà còn là không gian cho những người yêu thích văn hóa dân tộc Thái. Tại nhà hàng, Tình cho trưng bày khung cửi dệt vải, cần thiết cũng là nơi trình diễn quá trình làm ra các sản phẩm thổ cẩm. Toàn bộ nhân viên nhà hàng đều mặc trang phục dân tộc Thái, xung quanh nhà hàng đều trang trí bởi các công cụ lao động của người Thái….

Chia tay chúng tôi, Tình chia sẻ ước mơ: “Em ước mơ sẽ thành lập được Hợp tác xã, để kêu gọi các thành viên là đồng bào dân tộc Thái cùng làm việc, đồng thời tạo sinh kế cho đồng bào, làm giàu cho bản làng, quê hương và đưa các sản phẩm của đồng bào mình vươn xa ra thế giới”.

VŨ HÒA

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.