Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Một mục tiêu, nhiều giải pháp

PV - 14:08, 10/09/2018

Hưởng ứng tinh thần Quốc gia khởi nghiệp, hiện nay phong trào khởi nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tuy vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức song đã và đang đạt được những thành công nhất định. Đó là việc xuất hiện không ít những cá nhân, tập thể là người DTTS không cam chịu đói nghèo, nỗ lực tìm tòi, tận dụng tiềm năng lợi thế của địa phương vươn lên làm giàu cho bản thân và cộng đồng. Từ đó chứng tỏ một điều: Đồng bào DTTS hoàn toàn có thể khởi nghiệp thành công ngay trên chính mảnh đất quê hương của mình nếu tìm được hướng đi đúng đắn.

Bài 1: Nhận diện tiềm năng và lợi thế

53 dân tộc thiểu số của Việt Nam có gần 14 triệu người, chiếm 13,6% dân số cả nước; sinh sống thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5.266 xã. Vùng DTTS và miền núi có rất nhiều tiềm năng lợi thế. Ví dụ như, vùng núi Tây Bắc có lợi thế để phát triển lâm nghiệp bởi diện tích có rừng khá lớn; điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khu vực này thích hợp để phát triển nông nghiệp đặc sản. Tây Bắc là địa bàn sinh sống của rất đông đồng bào DTTS như: Thái, Mông, Dao, Tày, Nùng... với sự đa dạng văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống mang bản sắc riêng, độc đáo. Nơi đây còn có những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp trải khắp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu...

Vùng đồng bào DTTS có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để khởi nghiệp thành công. (Trong ảnh: một góc khu rừng ươm cây lâm nghiệp tại Hoàng Su Phì, Hà Giang) Vùng đồng bào DTTS có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để khởi nghiệp thành công. (Trong ảnh: một góc khu rừng ươm cây lâm nghiệp tại Hoàng Su Phì, Hà Giang)

Hay Tây Nguyên, được biết đến là khu vực có vị trí chiến lược đặc biệt, một “ốc đảo ôn đới” nằm trong vùng nhiệt đới. Đất đai rộng lớn, với hơn 2 triệu ha đất đỏ bazan màu mỡ, thích hợp phát triển nhiều loại cây công nghiệp có tiềm năng lớn như: cà phê, cao su, hồ tiêu…. Đất Tây Nguyên còn hội tụ đủ cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Vùng đất đậm chất sử thi này còn lưu giữ nền văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Ê-đê, Ba Na, Xê-đăng… là nền tảng thuận lợi để đồng bào DTTS Tây Nguyên có thể khởi nghiệp bằng nhiều loại hình, trên nhiều lĩnh vực...

Trong tiềm năng, lợi thế chung của từng vùng miền, khu vực, mỗi tỉnh, mỗi địa phương, dân tộc lại có nhiều tiềm năng phong phú, đa dạng có tính đặc thù riêng. Ví như, về tiềm năng dược liệu có thể nhắc ngay đến Đương Quy tại huyện Quản Bạ (Hà Giang); giảo cổ lam ở Cao Bằng, Bắc Kạn; Sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, Kon Tum; hay mật nhân, sâm đá, linh chi rừng tại huyện K’Bang (Gia Lai)…

Mỗi một khu vực, địa phương hay đến từng thôn bản, nếu phát huy khai thác được tiềm năng, lợi thế, những đặc thù của đồng bào sự độc đáo đa dạng thì các dự án khởi nghiệp vùng DTTS sẽ có được hướng đi lâu dài và bền vững. Từ đó, giúp đồng bào tạo sinh kế, thoát khỏi đói nghèo để phát triển bền vững.

Nói về khởi nghiệp; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến đã khẳng định: Vùng DTTS và miền núi có nhiều lợi thế so sánh mà vùng khác không có như tiểu khí hậu, thổ nhưỡng sinh thái thích hợp với phát triển một số cây ăn quả đặc sản, cây dược liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm; phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể để tổ chức các tua du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái… Bởi vậy, phát huy tiềm năng, nội lực sẵn có của từng dân tộc để đồng bào lập nghiệp, khởi nghiệp, phát triển sản xuất-kinh doanh, làm giàu từ chính tiềm năng, lợi thế của địa phương mình… chính là hướng đi khởi nghiệp đúng đắn nhất cho đồng bào vùng DTTS hiện nay, trong điều kiện nguồn lực thực hiện các chính sách dân tộc ngày càng khó khăn, giảm nghèo vùng DTTS và miền núi không thể chỉ trông chờ vào các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước

VŨ HÒA- THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.