Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khánh Hòa: Tập trung phát triển vùng đồng bào DTTS

PV - 09:29, 24/09/2018

Để thúc đẩy vùng dân tộc và miền núi, năm 2016, tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016–2020. Qua thời gian triển khai, Chương trình đã phát huy hiệu quả, góp phần từng bước thay đổi bộ mặt vùng nông thôn miền núi.

Tập trung đầu tư

Vùng DTTS Khánh Hòa có 51 xã, thị trấn. Trong đó, có 16 xã khu vực 3; 29 xã khu vực 2; 6 xã khu vực 1 và 65 thôn ĐBKK. Đến hết năm 2017, toàn tỉnh có hơn 58,16% hộ nghèo vùng DTTS, 15,18% là hộ cận nghèo. Theo đánh giá của Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa, việc đẩy mạnh hỗ trợ phát triển kinh tế hộ bằng những mô hình kinh tế phù hợp, là một trong những nhân tố chính, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực DTTS từ 71% của năm 2015 xuống còn 58,16% vào năm 2017.

baodantoc_chuoi Mô hình trồng chuối ở huyện Khánh Vĩnh cũng đang có những tín hiệu khả thi về thu nhập.

Các mô hình kinh tế tập trung chủ yếu vào cây bưởi, chuối, mía, mì, bắp, chăn nuôi heo, dê, gà và các mô hình kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi. Cùng với triển khai mô hình, hàng trăm lớp khuyến nông về kỹ thuật chăm sóc cây, con phù hợp đã được tổ chức; 80 hộ DTTS được tham quan, học tập mô hình phát triển sản xuất tiêu biểu tại một số tỉnh Tây Nguyên và Nam bộ.

Trong 2 năm 2016-2017, tỉnh Khánh Hòa đầu tư 6,8 tỷ đồng cho 586 hộ DTTS thực hiện các mô hình sản xuất. Năm 2018, tỉnh hỗ trợ 400 mô hình sản xuất kinh tế với số tiền hơn 4,8 tỷ đồng.

Bên cạnh việc triển khai các mô hình kinh tế, tỉnh Khánh Hòa tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho người dân. Từ năm 2016 đến nay, đã có hàng nghìn hộ DTTS được hỗ trợ lắp đặt đường ống, đồng hồ nước với kinh phí hơn 8 tỷ đồng. Cũng trong hơn 2 năm qua, đã có 172 căn nhà của DTTS nghèo được sửa chữa với kinh phí hơn 2 tỷ đồng.

Từ nguồn vốn ngân sách, tỉnh Khánh Hòa cũng đã đầu tư gần 80 tỷ đồng, làm 16 tuyến đường vào khu sản xuất, giúp người dân vận chuyển nông sản dễ dàng hơn. Ngoài ra, từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135 cũng đã đầu tư 57 tỷ đồng xây dựng đường giao thông, trường học, nhà văn hóa, chợ, nước sạch, thủy lợi, nhà cộng đồng…

Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Ông Đặng Văn Tuấn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa chia sẻ: Nhìn từ thực tế, bộ mặt miền núi của tỉnh Khánh Hòa đã có sự thay đổi đáng kể, song tốc độ phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực này so với vùng khác vẫn còn một khoảng cách khá xa. Hiện nay, tình trạng thiếu đất sản xuất, vấn đề tạo sinh kế và việc làm ổn định vẫn còn nhiều bất cập. Nguy cơ mai một bản sắc văn hóa dân tộc còn cao…

Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên một số chỉ tiêu về phân bổ vốn đầu tư chưa đạt mục tiêu đề ra. Chẳng hạn như vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cả giai đoạn 2016-2020 là hơn 133 tỷ đồng, đến nay mới chỉ phân bổ được khoảng 38 tỷ đồng. Hay như tổng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là hơn 644 tỷ đồng, hiện nay mới phân bổ chưa đầy 138 tỷ đồng...

Nhằm tháo gỡ những khó khăn trên, tỉnh Khánh Hòa dự kiến tập trung triển khai thực hiện 4 nội dung lớn gồm: tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật; hỗ trợ phát triển sản xuất giảm nghèo bền vững; thực hiện chính sách an sinh xã hội và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Phấn đấu đạt được các mục tiêu đã đề ra, trong đó, tập trung kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực này mỗi năm từ 5 đến 6%. Đến năm 2020, thu nhập bình quân của vùng DTTS đạt hơn 12 triệu đồng/người/năm...

PHƯƠNG LÊ

Tin cùng chuyên mục
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ngày 26/12, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại các huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Đoàn công tác do ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã trên địa bàn 2 huyện.