Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hợp tác xã Mường Kim và khát vọng làm giàu của Vàng Văn Sưởng

PV - 16:34, 07/08/2018

Sau gần 10 nghiên cứu, tìm tòi để phát triển kinh tế trên quê hương của mình, chàng trai Vàng Văn Sưởng, dân tộc Giáy ở thôn Cửa Cải, xã Mường Vi, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã thành công với mô hình sản xuất tinh dầu dược liệu. Để mở rộng mô hình, Vàng Văn Sưởng đã thành lập Hợp tác xã (HTX) Mường Kim giúp giải quyết vấn đề nguyên liệu đầu vào và bao tiêu sản phẩm.

Khát khao làm giàu

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tây Bắc núi non trùng điệp, Vàng Văn Sưởng hiểu và nắm rõ được thế mạnh về dược liệu của quê hương mình. Bền bỉ gần 10 năm qua, Vàng Văn Sưởng luôn tìm tòi, thử sức mình để cho ra những sản phẩm tinh dầu chất lượng nhất.

Hành trình làm giàu của Vàng Văn Sưởng bắt đầu từ năm 2010, khi dự án “Nâng cao năng lực tự chủ về sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số” của một tổ chức phi Chính phủ được triển khai tại xã Mường Vi và Rèng Thàn, với nội dung “Bảo tồn và phát triển cây thuốc cổ truyền”. Khi đó gia đình anh được chọn làm thí điểm và nhận được sự giúp đỡ của cán bộ dự án giúp triển khai vườn thuốc Nam và chọn cây gừng tía để thử nghiệm chiết xuất tinh dầu.

Các thành viên trong HTX Mường Kim đang thu hoạch dược liệu. Các thành viên trong HTX Mường Kim đang thu hoạch dược liệu.

Ban đầu, Vàng Văn Sưởng chiết xuất tinh dầu ở quy mô hộ gia đình với nồi đun bằng củi 50 cân/mẻ, theo như anh Sưởng thì “không còn nhớ được bao nhiêu mẻ tinh dầu thất bại”. Càng thất bại, quyết tâm lại càng cao, anh Sưởng đã đầu tư xây dựng được một giàn nấu cao và nồi chưng cất tinh dầu đốt bằng điện 3 pha, công suất 3 tạ/mẻ. Các quy trình sản xuất đều được khép kín, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để chủ động hơn trong việc thu mua nguyên liệu, anh Sưởng đã tận dụng những khu đất trống, đồi trọc để trồng thử nghiệm và từng bước nghiên cứu, nhân rộng các loại dược liệu như chùa dù, màng tang, ngùng lải, gừng tía. Sau bao nhiêu năm nghiên cứu, cuối năm 2016, anh Vàng Văn Sưởng thành lập HTX Mường Kim.

Với tâm niệm, làm giàu ngay tại quê hương cũng là giúp đỡ bản làng của mình phát triển kinh tế, Vàng Văn Sưởng đã mạnh dạn bỏ vốn ra để mua giống, hỗ trợ kỹ thuật, phân bón và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân địa phương, góp phần tạo nguồn thu nhập ổn định cho bà con. HTX Mường Kim giao hạt giống cho bà con và quy hoạch trồng tại 3 xã Pa Cheo, Rèng Thàn, Y Tý, với tổng diện tích 30ha và cam kết tiêu thụ sản phẩm với giá 2.000-5.000 đồng/kg.

Mở lối thành công

Với những nỗ lực của Vàng Văn Sưởng, hiện nay, HTX Mường Kim là một trong những HTX hoạt động hiệu quả nhất trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Với việc đầghiệp thu mua như: Công ty Dược Khoa của Trường Đại học Dược Hà Nội, Công ty Indochina Trần Anh, HTX Nậm Đăm…

Nhìn lại những kết quả đạt được, anh Vàng Văn Sưởng tự hào nói: “Việc đổi mới mô hình trồng dược liệu và sản xuất tinh dầu đã giúp bà con trong xã có việc làm thường xuyên và đem lại thu nhập ổn định. Vào mùa vụ thu hoạch dược liệu, HTX tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động thời vụ, còn duy trì từ 6-10 lao động thường xuyên. Thu nhập trung bình của mỗi lao động là 4 triệu 5 trăm nghìn đồng/tháng.  Hiện tại HTX đang tiếp tục nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới. Bên cạnh đó, thời gian tới, HTX sẽ cho ra mắt 2 sản phẩm mới như: Dầu masage trị liệu giải cảm, dầu masage giảm đau được pha chế từ các loại tinh dầu nguyên chất tự nhiên”.

Sau nhiều bước thăng trầm, đến nay HTX Mường Kim đã đạt được nhiều thành quả nhất định, tháng 5/2018, Vàng Văn Sưởng được vinh danh và nhận Bằng khen của Ủy ban Dân tộc trong Chương trình Gala khởi nghiệp: “Khát vọng khởi nghiệp-Bừng sáng bản làng”. Trong tương lai HTX Mường Kim phấn đấu mở rộng quy mô HTX, tăng số lượng lên 100 thành viên vào năm 2020, đồng thời phát triển vùng nguyên liệu “chuẩn” để đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng sức cạnh tranh.

Việc đổi mới mô hình trồng dược liệu và sản xuất tinh dầu đã giúp bà con trong xã có việc làm thường xuyên và đem lại thu nhập ổn định. Vào mùa vụ thu hoạch dược liệu, hợp tác xã tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động thời vụ, còn duy trì từ 6-10 lao động thường xuyên”. (Anh Vàng Văn Sưởng).

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.