Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Họp Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc

PV - 21:31, 02/11/2018

Chiều 2/11/2018, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Phan Văn Hùng đã chủ trì buổi họp Hội đồng Thẩm định cấp Bộ Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025 (gọi tắt là Chương trình). Cùng dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh; đại diện Lãnh đạo Vụ Tổ chức Cán bộ, Học viện Dân tộc, các thành viên Hội đồng thẩm định.

 

 

bồi dưỡng kiến thức dân tộc Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Phan Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Chương trình phát biểu tại buổi họp.

 

Ông Lý Bình Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Ủy viên, Thư ký Hội đồng Thẩm định Chương trình đã công bố Quyết định số 649/QĐ-UBDT ngày 29/10/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT về việc thành lập Hội đồng Thẩm định cấp Bộ của Chương trình. Theo Quyết định, Hội đồng Thẩm định có trách nhiệm thẩm định Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025 báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT xem xét quyết định. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Phan Văn Hùng làm Chủ tịch Hội đồng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh làm Phó Chủ tịch Hội đồng.

Tại buổi ra mắt, Hội đồng Thẩm định đã họp bước một trong việc thẩm định tài liệu, thông qua nội dung bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc, nghe báo cáo tóm tắt Chương trình. Theo đó, Chương trình nhằm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về DTTS, về công tác dân tộc và chính sách dân tộc, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác dân tộc. Chương trình gồm 14 chuyên đề (với các vấn đề trọng tâm, như: Quan điểm, đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; Đổi mới việc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc; Văn hóa các DTTS trong tiến trình hội nhập và phát triển; Quan điểm và chính sách phát triển KT-XH vùng DTTS thời hội nhập). Chương trình có 6 chuyên đề giảng dạy và 8 chuyên đề tham khảo. Thời gian bồi dưỡng là 3 ngày dành cho đối tượng 1 và 2 (cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo); 5 ngày với đối tượng 3 và 4 (cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo).

Tại buổi họp, các thành viên Hội đồng Thẩm định đã góp ý cho Chương trình. Trong đó, một số ý kiến cho rằng, cần rà soát, chỉnh sửa một số nội dung, như: khối lượng, thời gian bồi dưỡng trên lớp và thực tế, chú trọng đến tính cân đối trong các chuyên đề giảng dạy, bồi dưỡng. Cần bổ sung chuyên đề về văn hóa các DTTS, số tiết và thiết kế câu hỏi cho từng chuyên đề. Cần tách bạch, phân định chương trình, khối kiến thức dành cho từng nhóm đối tượng.

Kết luận buổi họp, Tiến sỹ Phan Văn Hùng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Chương trình cho rằng: Chương trình có cấu trúc, khối lượng, thời lượng tương đối phù hợp, có sự tham gia, đầu tư của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta. Đánh giá cao ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng, các nhà khoa học, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Phan Văn Hùng yêu cầu Học viện Dân tộc - đại diện Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng Thẩm định để chỉnh sửa, hoàn thiện Chương trình. Cần làm rõ các chuyên đề bắt buộc, tính toán đến vấn đề đi thực tế trong quá trình bồi dưỡng, cân nhắc các bài tập tình huống, cần có sự thống nhất trong các chuyên đề của Chương trình.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.