Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hỗ trợ hay đền bù?

PV - 15:19, 14/05/2018

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nhiều bản làng vùng đồng bào DTTS phải di chuyển đến các khu tái định cư (TĐC) nhường đất cho dự án kinh tế. Tuy nhiên, nhiều khu TĐC không đảm bảo ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.

Thời gian gần đây, Báo Dân tộc và Phát triển đăng tải nhiều bài viết về vấn đề này. Ví dụ bài “người dân sống bấp bênh sau 12 năm nhường đất cho nhà máy” phản ánh hàng chục hộ dân ở bản Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa phải nhường đất cho nhà máy xi măng Công Thanh. Hay bài viết “Nhường đất cho nhà máy, người dân phải du cư” phản ánh người dân thôn Minh Trang, xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát (Lào Cai) nhường đất cho dự án Tổ hợp kim loại đồng Sin Quyền mà phải di cư 3 lần trong 15 năm.

Người dân thôn Minh Trang phản ánh về cuộc sống bấp bênh sau 15 năm nhường đất. Người dân thôn Minh Trang phản ánh về cuộc sống bấp bênh sau 15 năm nhường đất.

Hiện nay, khi tiến hành thu hồi đất của người dân, chúng ta thực hiện 2 hình thức là đền bù và hỗ trợ. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp và một số cơ quan nhà nước ưa dùng mỹ từ “hỗ trợ” hơn. Theo đó, nhiều nơi vẫn xem nhẹ hình thức đền bù.

Nếu đã là “hỗ trợ” thì hiệu lực pháp lý không cao. Doanh nghiệp vẫn có tâm lý làm được bao nhiêu thì làm, giúp được bao nhiêu thì giúp. Như vậy, người dân vẫn phải trông chờ vào “lòng tốt” của doanh nghiệp.

Không thể phủ nhận xã hội luôn cần lòng tốt, thế nhưng chỉ đựa vào lòng tốt sẽ rất thiếu bền vững. Đã đến lúc, chúng ta phải thay đổi tư duy “hỗ trợ” sang tư duy “đền bù”. Theo quy định hiện hành, khi thu hồi đất chúng ta mới chỉ đền bù phần đất ở, đất sản xuất. Tuy nhiên, đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Bởi khi xây dựng các nhà máy, xí nghiệp ở vùng dân tộc và miền núi, không gian sống của người đồng bào bị thu hẹp, sinh kế bị thay đổi, môi trường bị ảnh hưởng… đây rõ ràng là những thiệt hại hiện hữu, hoàn toàn có thể đong đếm được. Như vậy, trên nguyên tắc có thiệt hại thì phải có đền bù.

Mặt khác, chúng ta cũng cần nhìn nhận, lợi nhuận của các nhà máy, xí nghiệp sau khi đi vào hoạt động là không hề nhỏ. Lợi nhuận ấy không thể có nếu như không có đất, sông, suối… vốn trước đây là nơi sống của đồng bào DTTS. Vì vậy, khi có lợi nhuận, cần có sự phân phối lại một cách công bằng.

Như vậy, để làm tốt vấn đề thu hồi đất cũng như TĐC vùng dân tộc và miền núi, thay vì chỉ đền bù về đất ở, đất sản xuất như hiện nay, nhiều yếu tố khác hiện nằm ở phần hỗ trợ cần được chuyển sang hình thức đền bù. Có như vậy, cơ quan Nhà nước mới có “cây gậy” để chỉ đạo, doanh nghiệp mới tự giác thực hiện, đời sống của đồng bào mới được đảm bảo.

KẺ SĨ

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.