Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Chính sách dân tộc

Hộ nghèo giảm nhờ phát triển làng nghề

PV - 15:32, 17/04/2018

Thời gian qua, xã Đức Mỹ (huyện Càng Long-Trà Vinh) mạnh dạn đưa cây lác (cói) thay thế cây lúa một vụ trên đất nhiễm phèn, mặn. Nhờ đó, đã giúp người dân nâng cao thu nhập để thoát nghèo.

Người dân Đức Mỹ thu hoạch lác. Người dân Đức Mỹ thu hoạch lác.

 

Khi diện tích đất trồng lúa được chuyển sang trồng lác, Đức Mỹ khuyến khích người dân tham gia thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã để mở ra thêm nghề dệt thảm, chiếu lác xuất khẩu. Được Trung tâm Khuyến công tỉnh hỗ trợ trong việc truyền nghề dệt thảm, chiếu lác, nên người dân Đức Mỹ tích cực tham gia vào tổ hợp tác và Hợp tác xã Quyết Tâm do xã hỗ trợ thành lập.Toàn xã có 2.348 hộ dân, hiện đã có hơn 1.600 hộ tham gia vào làm ăn tập thể, gắn bó với nghề dệt thảm, chiếu xuất khẩu. Những năm qua, làng nghề dệt thảm, chiếu xuất khẩu Đức Mỹ luôn đứng đầu các làng nghề khác trong tỉnh về làm ăn hiệu quả.

Đến nay, Đức Mỹ có tổng diện tích trồng lác là 541,44ha, sản lượng thu hoạch 9.625 tấn/năm, giá lác từ 11-14 triệu đồng/tấn, lợi nhuận khoảng 70 triệu đồng/ha, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 4.500 lao động. Theo bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch UBND xã Đức Mỹ, trong năm 2017, các cơ sở sản xuất, hộ cá thể đã sản xuất gần 200.000 sản phẩm từ cây lác: Chậu hoa, cối xe, đĩa lác xuyên đen, chiếu lác xanh, chiếu trắng, chiếu bệnh viện… góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho nhiều lao động nông thôn.

“Cây lác đã thật sự giúp người dân Đức Mỹ từ cuộc sống khó khăn vươn lên ấm no, sung túc, góp phần đưa thu nhập bình quân người dân trong xã đạt gần 30 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 2 lần so 5 năm trước. Đến nay, Đức Mỹ chỉ còn 85 hộ nghèo tính theo tiêu chí mới (chiếm 3,6%)”, bà Lệ cho biết.

PHƯƠNG NGHI