Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hiệu quả Chương trình 135 ở Con Cuông

PV - 15:40, 11/05/2018

Thời gian qua, nhờ sử dụng nguồn lực hỗ trợ từ Chương trình 135 (CT135), nhiều hộ gia đình DTTS nghèo ở huyện miền núi Con Cuông tỉnh Nghệ An đã phát triển được những mô hình kinh tế hiệu quả.

Ông Vi Xuân Anh vốn là hộ nghèo ở xã Bồng Khê, năm 2011, khi Nhà nước giao rừng cho gia đình, lại được hỗ trợ cây giống từ CT135, ông đã mạnh dạn vay thêm vốn từ Ngân hàng Chính sách để trồng gần 5ha cây keo. Được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm bón nên sau gần 5 năm, gia đình thu hoạch lứa keo đầu tiên bán được gần 150 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, cùng với chăn thả bò, trâu cũng giúp gia đình ông thu 60 triệu đồng/năm. Từ hộ gia đình nghèo đến nay trở thành hộ kinh tế khá của xã...

Được CT135 hỗ trợ dê sinh sản, nhiều hộ ở Bồng Khê đã tập trung chăm sóc để dê sinh trưởng tốt. Được CT135 hỗ trợ dê sinh sản, nhiều hộ ở Bồng Khê đã tập trung chăm sóc để dê sinh trưởng tốt.

Tương tự, anh Nguyễn Văn Phúc, bản Thanh Đào, xã Bồng Khê cũng nhận được hỗ trợ từ CT135. Năm 2016, gia đình anh được hỗ trợ một con bò cái để nuôi sinh sản. Nhận được bò, anh bắt tay vào làm chuồng trại và giao cho các thành viên trong gia đình thay nhau chăm sóc, vì vậy bò nhanh lớn và sinh sản tốt. Nay con bò đã trở thành tài sản lớn của gia đình anh với hai lứa sinh sản bán được gần 20 triệu đồng. Với số tiền bán bò, gia đình anh tiếp tục mở rộng đầu tư các loại vật nuôi khác như lợn đen, gà… nên luôn có nguồn thu nhập thường xuyên. Trong đợt bình xét hộ nghèo cuối năm 2017, gia đình đã thoát được hộ nghèo.

Qua tìm hiểu, hiện nay ở xã Bồng Khê, các hộ nghèo được CT135 hỗ trợ về cây trồng, vật nuôi đều phát huy được hiệu quả. Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Chủ tịch UBND xã Bồng Khê cho biết: Thực hiện CT135 giai đoạn vừa qua, Bồng Khê có hai bản Thanh Nam và Thanh Đào được thụ hưởng. Để phát huy nguồn hỗ trợ này chính quyền xã đã tập trung nghiên cứu, chỉ đạo các thôn bản, các ngành và cán bộ phụ trách phải tập trung giám sát nguồn hỗ trợ.

Theo đó, cán bộ được phân công phụ trách thôn bản phải bám sát bà con, cầm tay chỉ việc, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi để bà con làm theo vì thế nguồn hỗ trợ của Nhà nước luôn đạt hiệu quả các hộ được chương trình hỗ trợ nay cơ bản đã thoát được hộ nghèo. Hiện nay xã đã đạt được 17/19 tiêu chí nông thôn mới

Tính chung toàn huyện Con Cuông có 9/13 xã được thụ hưởng chính sách hỗ trợ sản xuất của CT135. Năm 2016, hợp phần hỗ trợ này đã dành hơn 2,2 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất, trong đó: Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi hơn 1,7 tỷ đồng chủ yếu là mua giống bò cái sinh sản, giống lợn nái đen địa phương để hỗ trợ đồng bào nghèo.

Dự án còn phân bổ hơn 494 triệu đồng để hỗ trợ cho 60 hộ mua công cụ lao động, máy móc, thiết bị chế biến sản phẩm nông nghiệp như: Máy phun thuốc trừ sâu, máy hái chè, máy cắt cỏ, máy cày bừa, máy gặt lúa liên hoàn. Nhờ sử dụng đúng mục đích nên các loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp vừa tiết kiệm được thời gian, công sức vừa hỗ trợ đắc lực cho công tác xóa đói giảm nghèo của nhiều hộ gia đình.

Đánh giá về hiệu quả của CT135 trên địa bàn, ông Lô Văn Thao, Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông cho biết: Đối với huyện miền núi như Con Cuông, CT135 có vai trò và ý nghĩa lớn, chương trình hỗ trợ được xem là “cần câu” để cho các hộ dân nghèo vươn lên phát triển kinh tế để thoát nghèo. Xác định đây là nguồn hỗ trợ quan trọng giúp bà con có điều kiện vươn lên, vì vậy huyện luôn trân trọng nguồn đầu tư, giám sát chặt chẽ không để thất thoát và lãng phí nguồn hỗ trợ với mong muốn làm sao để mang lại hiệu quả cao nhất để Con Cuông thực hiện tốt nhiệm vụ giảm nghèo nhanh và bền vững.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ngày 26/12, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại các huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Đoàn công tác do ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã trên địa bàn 2 huyện.