Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hành trình khiếu kiện đòi đất qua hai thế hệ ở Thị xã Sông Cầu (Phú Yên): Có phải là một biểu hiện xem thường người dân?

Lê Thuận - 15:56, 13/04/2021

Chính quyền huyện Sông Cầu (nay là thị xã Sông Cầu, Phú Yên) thu hồi đất của nhiều người dân, giao cho doanh nghiệp thuê. Sau đó, doanh nghiệp phá sản, toàn bộ khu đất bỏ hoang. 26 năm qua, người dân mòn mỏi khiếu nại, khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại hoặc trả lại đất, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Ông Trần Quang Huỳnh là thế hệ thứ 2 (con ruột ông Trần Quang Huấn đã mất) tiếp tục gửi đơn thư khiếu kiện chính quyền đòi 2.675m2 đất hương hỏa cho tới nay.
Ông Trần Quang Huỳnh là thế hệ thứ 2 (con ruột ông Trần Quang Huấn đã mất) tiếp tục gửi đơn thư khiếu kiện chính quyền đòi 2.675m2 đất hương hỏa

Hai thế hệ đi kiện đòi đất

Câu chuyện thu hồi đất hương hoả hàng nghìn mét vuông của một dòng tộc ở Phú Yên, có cam kết đền bù nhưng mấy chục năm qua, vẫn chưa thực hiện. Ông Trần Quang Huỳnh là thế hệ thứ 2 (con ruột ông Trần Quang Huấn đã mất) tiếp tục gửi đơn thư khiếu nại, khiếu kiện kéo dài đến ngày nay.

Gần 50 lần gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng, ông Trần Quang Huỳnh cho biết: Cụ nội ông là Trần Luận tạo lập được thửa đất 2.665m2, thuộc thôn Phước Lý, thị trấn Sông Cầu, Phú Yên. Cả gia tộc thống nhất rằng, đất hương hỏa của dòng họ, nên không giao dịch chuyển nhượng. 

Năm 1976, huyện Sông Cầu có chủ trương xây dựng nghĩa trang liệt sĩ, đã vận động dòng tộc họ Trần đổi đất lấy vườn dừa gần đó, có diện tích 2.675,4m2. Vì nghĩa cử, đền ơn đáp nghĩa, nên dòng tộc Trần đã đồng ý.

Năm 1979, một nhóm người xin thành lập Xí nghiệp ép dầu 19/8, theo hình thức công tư hợp doanh. Huyện Sông Cầu mượn vườn dừa của của dòng tộc ông Huỳnh và một số hộ dân lân cận để chứa dừa mua từ nơi khác về.

Sau đó, xí nghiệp này hoạt động èo uột, thanh toán cổ phần, chuyển hình thức sở hữu từ công tư hợp doanh sang Nhà nước. Thời điểm đó, ông Trần Quang Huấn (bố ông Huỳnh) cho rằng, Xí nghiệp giải thể, nên đòi lại vườn dừa. Các hộ dân có đất khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại do quá trình sản xuất dầu dừa và xà phòng, làm cho dừa bị giảm sản lượng. 

Tuy nhiên, do xí nghiệp không còn, nên UBND huyện Sông Cầu và các cơ quan liên quan không giải quyết. Trong quá trình đó, ông Huấn và các hộ dân vẫn chăm sóc và thu hoạch dừa, vẫn đóng thuế nhà nước đầy đủ.

Năm 1991, UBND tỉnh Phú Yên thành lập Liên doanh dầu thực vật Sông Cầu tại khu đất trên. Do hoạt động của liên doanh không có hiệu quả, đến năm 1995, liên doanh này bị giải thể, nhà xưởng và đất đai được giao cho Công ty Dầu thực vật Phú Yên quản lí.

Trong quá trình đòi lại đất, người dân ngã ngửa khi đất của mình đã được cấp cho Công ty Dầu thực vật Phú Yên vào năm 1996, tại Quyết định số 1565/QĐ-ĐC, ngày 27/12/1995 của UBND tỉnh Phú Yên. Các hộ dân thắc mắc đất của họ chưa bị thu hồi, sao Công ty lại được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), do đó đã làm đơn khiếu nại, khiếu kiện. 

Ngày 13/9/1999, UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành Quyết định số 53/QĐ-UBND, giải quyết khiếu nại cho các hộ dân. Trong đó, UBND tỉnh giao UBND huyện xem xét, cấp cho mỗi hộ dân một lô 100m2 đất ở thị trấn Sông Cầu (theo nguyện vọng của các hộ dân). Sau khi được giao quyền sử dụng đất ở, Công ty Dầu thực vật Phú Yên sẽ hỗ trợ mỗi hộ 11 triệu đồng tiền cấp quyền sử dụng đất. Nhưng tại thời điểm đó, Công ty Dầu thực vật Phú Yên giải thể, tài sản của công ty thuộc về Nhà nước nên không ai thực hiện việc trả đất cho dân.

Khu đất vườn dừa bị bỏ hoang mấy chục năm qua gây thất thoát tiền bạc của Nhà nước, gây bức xúc cho người dân.
Khu đất vườn dừa bị bỏ hoang mấy chục năm qua gây thất thoát tiền bạc của Nhà nước, gây bức xúc cho người dân.

Thu hồi đất của dân để ... bỏ hoang? 

Từ thực tế mấy chục năm qua, khu đất vườn dừa bỏ hoang gây lãng phí nguồn tài nguyên của Nhà nước, lãng phí công sức của dân. Năm 2003, ông Huấn qua đời, vợ ông Huấn là bà Trần Thị Tía xin nhận 11 triệu đồng để xây mộ, nhưng không ai giải quyết.

Từ đó, ông Trần Quang Huỳnh, con trai ông Huấn, tộc trưởng họ Trần tại thị xã Sông Cầu nối nghiệp dòng tộc, liên tục khiếu nại đòi lại đất. Ngày 22/6/2012, UBND thị xã Sông Cầu ban hành Quyết định số 2257/QĐ-UBND cho rằng: “Việc ông Huỳnh khiếu nại, yêu cầu UBND thị xã Sông Cầu thực hiện nội dung Thông báo số 33 là cấp cho gia đình ông 1 lô đất là không đúng”.

Trong khi đó, UBND tỉnh Phú Yên vẫn ghi nhận, sự đóng góp của các hộ dân đã hiến đất cho Nhà nước để xây dựng nhà máy ép dầu 19/8 (cũ). Thanh tra tỉnh Phú Yên đã có văn bản số 392/TTr-NV4 đề nghị, Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu thống nhất với Thị uỷ Sông Cầu để có văn bản xin ý kiến UBND tỉnh, chỉ đạo giải quyết giao mỗi hộ dân 1 lô đất (trong đó có hộ ông Huấn, cha ông Huỳnh). Tuy nhiên, cho đến nay Thị uỷ Sông Cầu vẫn im hơi, lặng tiếng, nên tỉnh Phú Yên chưa giải quyết dứt điểm cho người dân.

Với cách giải quyết “tiền hậu bất nhất” của chính quyền thị xã Sông Cầu, ông Trần Quang Huỳnh đã khiếu nại, đòi trả lại toàn bộ đất hương hoả 2.675m2, chứ không xin 100m2 đất mà chính quyền hứa cấp. Ông Huỳnh cũng nhiều lần gửi đơn thư khiếu nại, lên cấp có thẩm quyền huyện, rồi thị xã Sông Cầu và tỉnh Phú Yên yêu cầu, giải quyết đất vườn dừa cho dòng tộc.

Ông Huỳnh cho rằng, đất vườn dừa giao cho Công ty Dầu thực vật Phú Yên, nhưng không ban hành quyết định thu hồi, không bồi thường giá trị đất, hứa cấp 100m2 đất ở, nhưng không thực hiện, bỏ hoang. Trải qua nhiều đời lãnh đạo tỉnh và các cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên vẫn không giải quyết dứt điểm những vướng mắc trên, dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài đến tận hôm nay. Đây có phải là một biểu hiện của sự thiếu trách nhiệm, xem thường quyền lợi chính đáng của người dân?

Phóng viên đã hẹn găp lãnh đạo thị xã Sông Cầu để trao đổi, làm rõ những vấn đề này, nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm từ  phía chính quyền thị xã. 

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục tìm hiểu để thông tin.

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.