Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hàng A Vạng thoát nghèo nhờ làm du lịch

PV - 15:13, 24/09/2018

Với quyết tâm làm giàu để thay đổi cuộc sống, anh Hàng A Vạng (sinh năm 1981) ở tiểu khu Pa Khen I, thị trấn Nông trường Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã vay vốn để cải tạo khu vườn trống thành những gian nhà truyền thống để làm du lịch cộng đồng. Với cách làm đó, anh Vạng từ một người nông dân quanh năm nương rẫy, trở thành một tấm gương cho ý chí vươn lên làm giàu tại địa phương.

Theo lời kể của bà con ở tiểu khu Pa Khen I, thị trấn Nông trường Mộc Châu, anh Hàng A Vạng là một trong những người tiên phong làm du lịch cộng đồng ở đây.

Anh Hàng A Vạng (ngoài cùng bên trái) chụp ảnh lưu niệm với du khách. Anh Hàng A Vạng (ngoài cùng bên trái) chụp ảnh lưu niệm với du khách.

Được biết, trước đây gia đình anh Vạng thu nhập chủ yếu chỉ trông chờ vào 5.000m­2 đất nông nghiệp để trồng ngô, su su và 200 gốc mận, làm cả năm chỉ thu được khoảng 50 triệu đồng. Nhưng với quyết tâm muốn làm giàu để có tiền nuôi các con ăn học đàng hoàng, và cải thiện cuộc sống anh Hàng A Vạng đã mạnh dạn chuyển hướng làm kinh tế từ nông nghiệp sang làm du lịch cộng đồng.

Cuối năm 2017, anh Hàng A Vạng bắt đầu tìm hiểu về cách làm du lịch từ nhiều địa phương ở Mộc Châu. Sau thời gian học hỏi, anh Vạng đã bàn với vợ vay 200 triệu đồng của anh em trong gia đình và 50 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư, xây dựng khu nhà nghỉ homestay quy mô trên 2.000m2.

Anh chia sẻ: “Số tiền vay ban đầu không đủ để làm, càng làm càng thiếu nhiều thứ. Tôi đã nói với vợ nếu cứ đà này chắc không còn tiền để thực hiện giấc mơ. Cuối cùng đã tôi quyết định làm được tới đâu thì làm, không vay thêm tiền. Sau này khi có khách đến nghỉ mình sẽ lấy số tiền đó vừa trả nợ vừa xây dựng thêm vẫn chưa muộn”.

Nhờ vào tính toán hợp lý đó, anh Vạng đã xây dựng được 4 gian nhà, đáp ứng tối thiểu đồ dùng sinh hoạt từ công trình phụ cho đến khu ăn, ngủ và vui chơi. Căn nhà của anh Vạng giữ nguyên được những nét truyền thống và mộc mạc, gần gũi. Anh đã tận dụng những quả bầu để làm đèn ngủ và mó nước để rửa tay; sử dụng những tấm vải thổ cẩm của dân tộc để làm rèm ngủ; những ô cửa sổ được thiết kế theo kiểu kéo dây để mở; phía tường rào xung quanh nhà được xếp bằng những hàng đá, dưới nền cũng được xếp đá gọn gàng và sạch sẽ. Với cách tận dụng này giúp gia đình anh tiết kiệm được một khoản tiền mua đồ dùng, ngược lại còn tạo nên không gian gần gũi mang đậm bản sắc dân tộc.

Du khách đến với ngôi nhà của anh Vạng, ngoài việc nghỉ dưỡng, thưởng thức những món ăn đặc sản của người dân tộc, còn được trải nghiệm những công việc thường ngày của đồng bào địa phương như: hái chè, làm bánh dày, nấu rượu ngô, làm thổ cẩm... Ngoài ra, anh còn tổ chức đội văn nghệ để biểu diễn cho khách vào mỗi buổi tối. Cũng nhờ có anh Vạng làm du lịch, mà bà con trong thôn có nơi để bán những sản vật, những trang phục truyền thống được làm thủ công.

Sau gần một năm đón khách, khu nhà nghỉ cộng đồng homestay của anh Hàng A Vạng giờ đây dần trở thành một điểm đến quen thuộc của du khách khi đặt chân tới Mộc Châu. Dọc hai bên đường vào nhà anh được trồng rất nhiều loại hoa đa màu sắc, phía xa xa là những vườn mận trải dài hòa vào không khí trong lành và mát mẻ, khiến cho mọi người đến với ngôi nhà của anh như đang được hòa mình vào thiên nhiên.

Với lượng khách ổn định, mỗi ngày khu nhà nghỉ cộng đồng của anh đón khoảng 20 lượt khách, giúp gia đình có thu nhập từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng một tháng. “Số tiền nay tuy chưa nhiều, nhưng so với trước đây làm nông nghiệp thì đã ổn hơn, mà cũng đỡ vất vả”, anh Vạng chia sẻ.

Không chỉ mang lại cuộc sống ổn định cho gia đình, anh Hàng A Vạng còn là tấm gương làm kinh tế cho bà con ở địa phương. Nhờ cách làm của anh, tại khu Pa Khen I đã có thêm 3 gia đình được anh Vạng hướng dẫn cách làm du lịch cộng đồng, từng bước thay đổi tư duy thoát nghèo.

Đồng thời, cách làm du lịch của anh góp phần quảng bá hình ảnh thiên nhiên, những nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Mông, thu hút khách du lịch đến với mảnh đất cao nguyên Mộc Châu thơ mộng.

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ngày 26/12, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại các huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Đoàn công tác do ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã trên địa bàn 2 huyện.