Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Hà Nội 2018- Hợp tác đầu tư và Phát triển”: Gắn kết chính quyền thành phố với nhà đầu tư

PV - 15:29, 15/06/2018

Theo kế hoạch, Hội nghị “Hà Nội 2018-Hợp tác Đầu tư và Phát triển” sẽ được tổ chức ngày 17/6. Đây là lần thứ ba, Hà Nội tổ chức sự kiện này, thể hiện sự gắn kết giữa chính quyền Thành phố với các nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng như với các đơn vị cầu nối, đưa nhà đầu tư, doanh nghiệp đến với thành phố.

Theo ông Trần Ngọc Nam, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, tham dự Hội nghị “Hà Nội 2018-Hợp tác Đầu tư và Phát triển” dự kiến sẽ có trên 1.500 đại biểu. Tại Hội nghị, sẽ diễn ra Lễ trao Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành, nhà đầu tư, doanh nghiệp liên quan đến các lĩnh vực như: xây dựng thành phố thông minh, phát triển giáo dục đại học, nông nghiệp kỹ thuật cao, y tế, du lịch, môi trường.

Nhiều thỏa thuận đầu tư đã được ký kết tại Hội nghị “Hà Nội 2017-Hợp tác Đầu tư và Phát triển”. Nhiều thỏa thuận đầu tư đã được ký kết tại Hội nghị “Hà Nội 2017-Hợp tác Đầu tư và Phát triển”.

 

Thông qua Hội nghị này, TP. Hà Nội tiếp tục khẳng định sẽ không ngừng tạo lập môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, minh bạch, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế; Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư kinh doanh, làm ăn lâu dài tại Thủ đô cũng như tạo hướng liên kết với các vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ đô.

Trả lời báo chí về cơ chế ưu đãi, thu hút đầu tư, ông Trần Ngọc Nam, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, TP. Hà Nội luôn có nhiều cơ chế ưu đãi như vấn đề đào tạo, cung cấp thông tin quy hoạch, đất đai… để tạo môi trường an toàn, hiệu quả trong việc thu hút đầu tư. Thời điểm này, Hà Nội đã sẵn sàng các nội dung cho việc tổ chức Hội nghị.

“Với sự tham dự của lãnh đạo các cơ quan Trung ương và TP. Hà Nội, đại diện các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế, Hội nghị “Hà Nội 2018-Hợp tác Đầu tư và Phát triển” sẽ là thông điệp để TP. Hà Nội tiếp tục khẳng định không ngừng tạo lập môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, minh bạch, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư kinh doanh, làm ăn lâu dài tại Thủ đô cũng như tạo hướng liên kết với các vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ đô”, ông Nam cho biết.

Hội nghị hợp tác và phát triển sẽ tạo đột phá trong thu hút đầu tư cho Hà Nội. Hội nghị hợp tác và phát triển sẽ tạo đột phá trong thu hút đầu tư cho Hà Nội.

 

Đây là lần thứ ba liên tiếp TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị hợp tác đầu tư và phát triển. Trước đó, Hội nghị năm 2016 có 500 đại biểu tham dự, thu hút 95 dự án đầu tư. Năm 2017, Hội nghị có 800 đại biểu tham dự và 135 dự án đăng ký đầu tư vào Hà Nội với tổng số vốn hơn 1.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2016. Đặc biệt, các lĩnh vực: nông nghiệp, trồng cây xanh, thu gom rác thải... cũng thu hút được rất nhiều nhà đầu tư qua Hội nghị này.

Từ việc tổ chức thành công các Hội nghị hợp tác đầu tư và phát triển đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Thủ đô, nhất là trong lĩnh vực thu hút đầu tư. Theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng vốn đầu tư xã hội ước thực hiện trên địa bàn đạt 128,9 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9%; thu hút đầu tư nước ngoài ước đạt 1,2 tỷ USD, tăng 9,4%; lũy kế đến nay có 4.325 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn 27,94 tỷ USD, trong đó đã giải ngân khoảng 15,4 tỷ USD…

Theo đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, tổ chức Hội nghị “Hà Nội 2018-Hợp tác Đầu tư và Phát triển” có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 của TP. Hà Nội. Đây cũng là dịp để đẩy mạnh hợp tác với các địa phương; phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, tạo sức hút mạnh hơn về cung cầu và sức lan tỏa về công nghệ, sáng tạo trong toàn vùng, góp phần hạn chế tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải. Đồng thời, triển khai hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ về việc triển khai các kế hoạch, chương trình, biên bản hợp tác nhằm thúc đẩy phát triển, liên kết vùng.

KHÁNH THƯ

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.