Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giảm nghèo nhanh nhưng thiếu bền vững

PV - 15:09, 16/03/2018

Những năm qua, sự nỗ lực của các cấp chính quyền và của cả hệ thống chính trị xã hội nên công tác giảm nghèo ở Nghệ An đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.

Xuất khẩu lao động là giải pháp để giảm nghèo nhanh. Xuất khẩu lao động là giải pháp để giảm nghèo nhanh.

 

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh

Chị Nguyễn Thị Thủy, ở xóm Thành Vinh 1, xã Nghi Quang, chia sẻ: Năm ngoái gia đình chị nằm trong diện hộ nghèo nhưng cuối năm 2017 đã thoát nghèo nhờ hai đứa con của chị được chính quyền giới thiệu làm việc tại Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử trên địa bàn huyện. Với thu nhập 4 triệu đồng/tháng/người, kết hợp với việc chăn nuôi của gia đình nên thu nhập đã dần ổn định (mỗi tháng gần 15 triệu đồng).

Ông Nguyễn Đình Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc cho biết: Nghi Quang là xã thuộc vùng bãi ngang của huyện Nghi Lộc, điều kiện đất đai, vị trí địa lý khó khăn của huyện. Cuối năm 2013, cả xã còn 14,1% hộ nghèo, nhưng đến cuối năm 2017, qua rà soát chỉ còn 8,99% hộ nghèo, giảm 5,11% hộ nghèo.

Theo ông Thanh, để tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm nhanh, địa phương đã chú trọng tới vấn đề giải quyết việc làm cũng như đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, chính quyền có những chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho những người trong độ tuổi. Đồng thời, xã trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để tuyển dụng con em vào làm việc. Nhờ đó, thu nhập của đối tượng nghèo sau khi có việc làm bình quân mỗi lao động 3-4 triệu đồng/tháng, đủ để xóa nghèo theo chuẩn nghèo của Nhà nước.

Điều ghi nhận là với cách làm này nhiều địa phương kể cả các huyện miền núi như Quỳ Châu, Quế phong... tỷ lệ hộ nghèo đều đã giảm nhanh, trung bình toàn tỉnh Nghệ An mỗi năm giảm được 3% tỷ lệ hộ nghèo. Đây là con số thể hiện nỗ lực của các cấp chính quyền trong thực hiện chương trình giảm nghèo của Nhà nước đề ra.

… nhưng thiếu bền vững

Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo đều giảm đáng kể hằng năm, tuy nhiên, theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), bình quân mỗi năm toàn tỉnh Nghệ An vẫn có từ 20-25% số hộ tái nghèo trên tổng số hộ thoát. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn ở mức cao, cá biệt có huyện hộ nghèo còn chiếm gần 60%. Quá trình tìm hiểu thực tế, chúng tôi ghi nhận một số ý kiến từ cơ sở cho rằng, chuẩn nghèo đang được áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 là quá thấp. Chính vì vậy, một số hộ nghèo khi đã vươn lên thoát nghèo và đang ở ranh giới cận nghèo hoặc trung bình, thì dễ tái nghèo trở lại.

Ông Nguyễn Bằng Toàn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo tỉnh Nghệ An cũng cho biết: Nguyên nhân của công tác giảm nghèo thiếu bền vững là do chính quyền các cấp chưa thực sự chủ động xây dựng các kế hoạch hành động như chưa tuyên truyền cho nhân dân để họ có ý thức vươn lên thoát nghèo. Cùng với đó là, chưa có giải pháp cụ thể trong đào tạo giải quyết việc làm cho người lao động, vì thế thu nhập của nhiều hộ dân luôn bấp bênh. Ranh giới giữa nghèo và thoát nghèo luôn cận kề…

Cũng theo ông Toàn, Nhà nước cần giảm bớt các chính sách hỗ trợ mang tính trợ cấp, trợ giúp xã hội theo cơ chế “cho không” mà tăng cường các chính sách đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; hỗ trợ sản xuất, giúp người nghèo có thể phát triển sản xuất, kinh doanh, có việc làm, thu nhập thường xuyên và ổn định; đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng khu vực khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Đồng thời, thực hiện nghiêm quy trình đánh giá hộ nghèo, cận nghèo một cách chính xác, trên cơ sở đó để phân loại người nghèo, xác định rõ nguyên nhân nghèo, từ đó có tác động phù hợp với từng nhóm, triển khai thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo, từng địa phương cần cụ thể hóa và sáng tạo để thực hiện tốt cơ chế, chính sách xóa đói, giảm nghèo hợp lý, phù hợp với phong tục, tập quán, đặc điểm tâm lý, văn hóa truyền thống của từng vùng trên cơ sở tôn trọng ý kiến, lắng nghe người dân để các chương trình, mô hình giảm nghèo khi áp dụng vào địa phương thực sự có sức sống và tính bền vững cao.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.