Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giấm Kim Ngân sản phẩm độc đáo của một cô giáo

PV - 16:12, 14/05/2019

Mơ ước làm ra loại giấm ăn đặc biệt có một không hai trên thế giới, cô giáo Bạch Thị Kim Ngân (1972) dạy môn Hóa học tại Trường THCS thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã nghiên cứu, sản xuất thành công giấm từ những quả vải. Hành trình khởi nghiệp của cô giáo vùng quê này với mục đích nâng cao giá trị nông sản Việt, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm giấm hoa quả có mặt ở thị trường trong nước và nhiều nước trên thế giới.

Giám đốc Bạch Kim Ngân (người đầu tiên bên phải) tại Hội nghị Khuyến công với các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia 2019. Giám đốc Bạch Kim Ngân (người đầu tiên bên phải) tại Hội nghị Khuyến công với các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia 2019.

Câu chuyện “được mùa mất giá, được giá mất mùa” đã quá quen thuộc với quả vải của bà con Bắc Giang. Chứng kiến nông sản quê hương lận đận nhiều năm, cô giáo Bạch Kim Ngân luôn đau đáu cần phải làm điều gì đó cho quê hương. Ý tưởng làm giấm từ quả vải ấp ủ trong chị cũng bắt đầu từ đó.

Là cô giáo dạy môn Hóa học tại Trường THCS thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), với kiến thức hóa học của mình, cô giáo Ngân đã tự nghiên cứu, mày mò mọi công thức thử làm giấm. Hơn một năm, lọ mọ đêm ngày tự tay bóc vải, nghiền, pha chế để tìm ra công thức thích hợp, dù đã trải qua hàng trăm lần thử nghiệm thất bại nhưng không hề nản.

Gia đình, bạn bè trở thành khách hàng đầu tiên thử hương vị giấm thành phẩm của cô. Khi giấm được mọi người khen rất thơm ngon, đặc biệt, mang đi kiểm nghiệm lại đạt tiêu chuẩn, cô Ngân tự tin việc làm ra loại giấm mà người khác chưa từng nghĩ đến là: giấm vải mang thương hiệu giấm Kim Ngân.

Cô giáo Ngân chia sẻ, quá trình làm cô sử dụng công nghệ lên men tĩnh, thanh trùng, lão hóa trong sản xuất giấm khiến mùi vị của giấm để càng lâu càng thơm như rượu vang. Được làm từ 100% quả vải và mật ong, giấm Kim Ngân không chỉ được dùng với các công dụng quen thuộc như: pha nước chấm, trộn nộm, gỏi mà còn có thể dùng như một thức uống bổ dưỡng.

Năm 2015, sản phẩm giấm vải Kim Ngân của cô giáo làng chính thức ra mắt thị trường. Từ đó cho đến nay, qua nhiều năm quyết tâm, lăn lộn khởi nghiệp, cô giáo Ngân đã trở thành Giám đốc của Công ty TNHH Thương mại Kim Ngân có cơ sở sản xuất hơn 1000m2 tại Lục Ngạn, mỗi tháng sản xuất 20-30 ngàn lít giấm cung cấp cho thị trường. Mỗi năm giúp bà con nông dân Bắc Giang tiêu thụ trung bình 50- 60 tấn cùi vải để sản xuất giấm.

Đặc biệt, hiện nay cơ sở đã phát triển 5 dòng sản phẩm: giấm vải, giấm táo xanh, táo mèo, giấm mơ và giấm tỏi ớt chuyên để trộn rau, salat. Các sản phẩm của Công ty TNHH Thương mại Kim Ngân đã xuất hiện trên kệ hàng các siêu thị lớn như Vinmart, Aeon, Fivimart, … và nhiều chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch trên toàn quốc. “Khi có chỗ đứng nhất định trên thị trường rồi mình càng phải chú trọng chất lượng sản phẩm, quan tâm hơn đến tính thẩm mỹ của sản phẩm. Chẳng có ai chấp nhận được sản phẩm của một thương hiệu khởi nghiệp xù xì mãi được”, cô giáo Ngân chia sẻ.

Cô giáo Kim Ngân cho biết thêm, thời gian tới, cô dự định sẽ mở rộng thị trường, tiếp tục đưa sản phẩm của mình ra nước ngoài để quảng bá nông sản Việt.

HỒNG PHÚC

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.