Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giải quyết việc làm ở Khánh Sơn

PV - 10:38, 15/03/2018

Khánh Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm TP. Nha Trang khoảng 100 km. Nơi đây phần lớn là đồng bào dân tộc Raglai sinh sống.

Những năm qua, tỉnh Khánh Hòa rất chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để đào tạo nghề cho người dân trong huyện nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Đổi mới phương pháp đào tạo

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa thì dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động người DTTS ở Khánh Sơn là nhiệm vụ quan trọng, vừa để nâng cao kiến thức vừa cải thiện cuộc sống. Để đáp ứng nhu cầu này, Khánh Hòa đã thành lập Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Khánh Sơn.

Dạy nghề may cho đồng bào Raglai tại Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Khánh Sơn. Dạy nghề may cho đồng bào Raglai tại Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Khánh Sơn.

 

Sau khi thành lập, Trường liên tục mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với hàng ngàn học viên là đồng bào dân tộc Raglai theo học. Các nghề trọng điểm là may, xây dựng, thú y, lâm sinh, trồng trọt. Riêng trong năm 2016, Trường đã đào tạo hệ sơ cấp nghề cho 152 học viên; dạy nghề thường xuyên cho 370 học viên; đào tạo hệ trung cấp nghề cho 102 học viên.

Ông Đỗ Quang Thiện, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm 2017, Trường xác định rõ mục tiêu tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo toàn diện theo hướng chuyên nghiệp, đào tạo luôn gắn với giải quyết việc làm, chủ động hợp tác với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo sản phẩm sau đào tạo đáp ứng với yêu cầu thị trường lao động và nhu cầu xã hội.

Để tạo điều kiện tối ưu cho người học, Trường cũng đã chủ động mở các lớp dạy nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp ngay tại địa bàn các xã và xuống từng thôn bản, nhờ vậy bà con tham gia học nghề rất đông và có hiệu quả. Số học viên học nghề nông nghiệp như trồng cây lúa nước, trồng cây ăn quả, thú y, nuôi thủy sản nước ngọt…đã biết áp dụng kiến thức vào thực tế sản xuất.

Anh Pi Năng Tĩnh ở thị trấn Tô Hạp (huyện Khánh Sơn) cho biết: Xưa nay trồng sầu riêng xong mình cứ bỏ đó, chẳng biết chăm sóc. Có khi sầu riêng chết sạch. Ở đây chẳng ai nghĩ đi trồng cây mà phải đến trường học cả. Nhưng từ khi được vận động đi học, có chứng chỉ nghề nông nghiệp về áp dụng thì năng suất tăng cao, gia đình mình không còn sợ nghèo đói nữa. Nhiều hàng xóm của mình cũng háo hức đăng ký đi học nghề. Có nghề rồi, cây bệnh, cây còi cọc… đều biết cách chữa trị cả.

Bên cạnh số nông dân, lao động nông nghiệp tại chỗ, số học viên học nghề phi nông nghiệp như may, mộc dân dụng, xây dựng, cơ khí, sửa chữa xe máy, sửa chữa bảo trì máy tính…đã được Trường liên kết với doanh nghiệp sau khi đào tạo xong giới thiệu đến công ty làm việc với mức lương phù hợp, được hỗ trợ ăn, ở và thực hiện đầy đủ các chế độ BHYT, BHXH cho người lao động.

Những công nhân ưu tú

Ông Đỗ Quang Thiện cho biết, tính đến nay đã có trên 300 lao động người DTTS làm việc tại Công ty CP may Sài Gòn 2 tại TP.HCM, với mức lương trung bình 4 - 6 triệu đồng/tháng. Trừ tiền chi tiêu hằng tháng, người lao động tiết kiệm gửi về gia đình khoảng 2-3 triệu đồng/tháng. Công ty lo chỗ ở, tiền ăn chỉ đóng 300.000 đồng/tháng, có chế độ BHXH, BHYT đầy đủ cho người lao động. Có lao động phấn đấu chăm chỉ làm việc, tác phong đạo đức tốt đã được Công ty kết nạp vào Đảng. Điển hình như Bo Bo Lục (dân tộc Raglai) ở thôn Liên Hiệp, xã Sơn Hiệp hiện nay là đảng viên, từ công nhân đã được đề đạt làm quản lý lao động, với mức thu nhập ổn định từ 5-6 triệu đồng/tháng.

Bo Bo Lục bộc bạch, ngày trước quanh năm đi cuốc rẫy, thu nhập không được bao nhiêu. Không dám mơ có ngày được làm Tổ trưởng, được kết nạp Đảng. Vậy mà điều không dám mơ ấy giờ đã thành hiện thực.

Tương tự, em Hoàng Y Nga (dân tộc Tày) cũng ở thôn Liên Hiệp, xã Liên Hiệp cũng là người lao động phấn đấu tốt trong công việc, có thu nhập ổn định, được Công ty xem xét đưa vào đối tượng kết nạp Đảng.

Ông Đỗ Quang Thiện, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Khánh Sơn khẳng định rằng, chỉ cần các lao động người DTTS không e ngại, cam kết thực hiện tốt các nội quy học tập, vững nghề rồi sẽ không lo thiếu việc, không lo cuộc sống bấp bênh vì mất mùa hay dịch bệnh nữa bởi Trường luôn có các kênh liên kết giới thiệu việc làm hiệu quả.

ĐÔNG HƯNG

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.