Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giải pháp nào cho nạn tảo hôn ở Cao Bằng?

PV - 13:54, 29/05/2018

Mặc dù các cấp chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp can thiệp, giáo dục nhưng nhiều năm nay, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn gia tăng.

Vừa bước sang tuổi 17, Bàn Phụ Và, dân tộc Dao, ở xóm Kéo Noóng, xã Bình Lãng, huyện Thông Nông đã lấy vợ. Hoàng Mùi Chuổng, vợ của Và cũng chỉ mới bước qua tuổi 15. Còn quá trẻ để tự lập, nhất là sau khi có con đầu lòng, cặp vợ chồng trẻ mãi loay hoay với kế sinh nhai. Về ở với nhau, không có công việc ổn định, hằng ngày Và đi làm thuê kiếm gạo, kiếm rau qua ngày. Vợ chồng Và-Chuổng vẫn thuộc diện hộ nghèo của xóm Lũng Vài.

Để ngăn chặn tảo hôn, công tác tuyên truyền, vận động trong đồng bào DTTS về những hệ lụy của tảo hôn là hết sức quan trọng. Để ngăn chặn tảo hôn, công tác tuyên truyền, vận động trong đồng bào DTTS về những hệ lụy của tảo hôn là hết sức quan trọng.

 

Giống như Bàn Phụ Và, em Lý Sành Hòa, dân tộc Dao, ngụ thôn Khau Vài, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình cũng lấy vợ khi mới 15 tuổi. Hòa lý giải: Cha mẹ bảo cưới là cưới thôi. Khi được hỏi: Có biết lấy vợ trước tuổi 18 là vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình không, Hòa cúi đầu lặng thinh!

Ông Ma Khương Duy, Trưởng phòng Dân tộc huyện Nguyên Bình cho biết: Bình quân mỗi năm trên địa bàn huyện có khoảng 20-30 cặp tảo hôn. Đấy là theo thống kê, trên thực tế ở các xóm, bản còn nhiều hơn, nhất là ở các bản vùng sâu, vùng xa-nơi đồng bào Mông, Dao sinh sống. Mặc dù chính quyền và cán bộ làm công tác dân số tuyên truyền liên tục, năm này qua năm khác, nhưng nạn tảo hôn vẫn không giảm.

Từ năm 2016 trở về trước, Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Cao Bằng duy trì hoạt động mô hình can thiệp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tại 12 xã thuộc 5 huyện: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Hòa An, Nguyên Bình. Từ năm 2016 đến nay, mô hình này đã được chuyển giao cho Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.

Trong năm 2016, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với UBND huyện Thông Nông, UBND xã Bình Lãng tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến Luật hôn Nhân và Gia đình; hệ lụy của việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống... nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn xã Bình Lãng với tổng kinh phí 200 triệu đồng.

Nhờ đó, đến 31/12/2017 trên địa bàn xã Bình Lãng có 08/12 xóm không có tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; 9/12 xóm đã được cung cấp thiết bị tuyên truyền (trong đó 3/4 xóm được cấp năm 2016 không còn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; 01 cặp đã chuyển đổi được hành vi (hoãn cưới); giảm 06 cặp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (năm 2016 có 10 cặp, năm 2017 có 04 cặp).

Tuy nhiên, có một thực tế là địa phương nào có mô hình can thiệp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống thì tình trạng tảo hôn ở đó có chiều hướng giảm hơn, còn đối với các địa phương không thực hiện mô hình, thì tình trạng tảo hôn diễn biến phức tạp. Ngay như 5 xã thực hiện theo mô hình này, theo báo cáo, tình trạng tảo hôn có giảm theo năm, nhưng rất chậm (Năm 2013: 63 cặp; năm 2014: 61 cặp; năm 2015: 60 cặp). Trên thực tế, con số có thể còn cao hơn nhiều. Với kinh phí 200 triệu đồng của năm 2016 và 100 triệu đồng của năm 2017, chúng tôi đã làm hết sức có thể, nhưng để giảm thiểu đến mức thấp nhất nạn tảo hôn trên địa bàn toàn tỉnh thì vẫn còn rất nhiều khó khăn”, bà Nông Thị Huệ Trưởng phòng Chính sách dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng trăn trở.

Để giảm thiểu đến mức thấp nhất nạn tảo hôn và những hệ lụy, ông Đào Văn Mái, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng cho rằng: Trung ương cần xem xét sớm cấp đủ kinh phí để các địa phương thực hiện mô hình can thiệp giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Cần phát huy tốt vai trò của cán bộ cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện cam kết không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Tích cực bám địa bàn, nắm tình hình, vận động đồng bào đăng ký cam kết không để xảy ra tình trạng tảo hôn...

Bên cạnh đó, công tác quản lý, phát hiện, ngăn chặn các trường hợp kết hôn trước tuổi cần được các địa phương kiên quyết xử lý theo luật, tạo sức răn đe.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ngày 26/12, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại các huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Đoàn công tác do ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã trên địa bàn 2 huyện.