Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Đồng bằng Sông cửu Long: “Khó khăn kép” khi lũ không về

PV - 11:07, 16/08/2019

Theo quy luật, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đến mùa mưa lũ. Thế nhưng, thời điểm này lượng lũ đổ về rất thấp, khiến cho các cấp chính quyền, người dân trong khu vực đau đầu vì tiếp tục phải đối diện với vấn đề sinh kế và hạn mặn…

Thuyền treo giàn

Hàng bao đời nay, cứ đến tháng 7 hằng năm, người dân ĐBSCL lại mong chờ mùa nước nổi để mưu sinh. Năm nay lại khác, đầu nguồn sông Hậu thuộc tỉnh An Giang, Đồng Tháp, người dân vẫn ngóng con nước tràn đồng mà chưa thấy. Mọi phương tiện đánh bắt thuỷ sản như thuyền, mủng… vẫn còn treo giàn, mọi việc mưu sinh nhờ vào con nước nổi phải gác lại.

Ông Trần Văn Cường, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang nhớ lại: “Thời điểm này năm trước, lũ đã làm ngập hàng trăm ha đất của bà con. Theo đó, nhiều nghề gắn với con nước như: đánh bắt cá linh, hái bông điên điển… phải hoạt động hết công suất. Thế nhưng, thời điểm này nước không thấy, mực nước sông ở kênh Vĩnh Tế vẫn như những tháng mùa khô, dao động không đáng kể…”.

Còn Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia sinh thái ĐBSCL cho biết, ngày 18/7/2019, Uỷ hội sông Mê Kông (MRC) cho biết, nước sông Mê Kông vào đầu mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 7 đang ở mức thấp nhất trong lịch sử, xuống dưới cả mức tối thiểu. Với tình hình này, rất có khả năng năm 2019 lũ sẽ không về vùng ĐBSCL.

Người dân Giồng Riềng (Kiên Giang) đã chủ động chuyển đổi cây trồng nhưng vẫn thiếu nước tưới. Người dân Giồng Riềng (Kiên Giang) đã chủ động chuyển đổi cây trồng nhưng vẫn thiếu nước tưới.

Lũ không về, người dân không chỉ thiếu đi sinh kế mà còn phải đối mặt với hạn mặn ngày càng khủng khiếp. Mặn vào sâu đất liền, ảnh hưởng đến nước sinh hoạt ở những nơi trước đây chưa từng bị ảnh hưởng. Chính từ những tác động nêu trên đã làm cho ĐBSCL, nơi được mệnh danh là vùng sông nước đang phải thường xuyên đối diện với tình trạng suy giảm chất lượng nguồn nước, thiếu nước ngọt vào mùa khô.

Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu Trường Đại học Cần Thơ, dự báo đỉnh lũ năm 2019 trên sông Cửu Long (tại trạm Tân Châu và Châu Đốc) ở mức thấp. Tổng lượng dòng chảy thượng nguồn sông Mê Kông về khu vực ĐBSCL thiếu hụt nhiều so với trung bình các năm. Đặc biệt sau tháng 9/2019, lượng mưa có thể giảm nhanh sẽ dẫn đến dòng chảy trên sông cũng suy giảm.

Ông Lê Anh Tuấn cũng cho biết thêm, lũ thấp sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy, thủy sản khan hiếm, không đủ nước ngọt để đẩy mặn ra xa, không rửa được tạp chất khác trong đất, ảnh hưởng lớn tới năng suất lúa, cây trồng… Đặc biệt, tình trạng xâm nhập mặn có thể diễn ra rất sớm từ những tháng đầu năm 2020.

Khó chồng khó

Trước những khó khăn về biến đổi khí hậu, lãnh đạo các địa phương khuyến cáo người dân giảm tối đa diện tích sản xuất lúa, trữ nước mưa nhiều nhất có thể. Ngoài ra, người dân cần chọn những giống cây trồng ít sử dụng nước để gieo trồng.

Tại Kiên Giang, thông thường, các đập thoát lũ được đóng trong suốt mùa khô hạn, khi mùa nước nổi tràn về thì mở để thoát lũ ra biển Tây. Thế nhưng, tình hình thời tiết hiện nay, con nước không còn theo quy luật nữa. Sau khi tháo dỡ đập T3-Hòa Điền để thoát nước lũ 2019, người dân không những không đón được lũ mà ngay lập tức nước mặn đã tràn vào, lấn sâu vào nội đồng khoảng 13km, đe dọa toàn bộ diện tích lúa hè-thu chưa thu hoạch của huyện Kiên Lương.

Hiện nay, UBND tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo cho đắp lại đập T3-Hòa Điền, bắt đầu từ ngày 31/7, để bảo vệ an toàn cho sản xuất lúa hè-thu 2019 trong vùng. Đồng thời, theo dự báo lũ năm nay nhỏ, mùa mưa kết thúc sớm nên sẽ duy trì đập này đến hết mùa khô năm 2020.

Còn ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, mặc dù ngay từ đầu năm 2019, tỉnh đã có phương án sản xuất cây trồng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, sản xuất lúa sẽ rất khó khăn. Vì vậy, tỉnh đang lên kế hoạch giảm 20.000ha của vụ lúa thu-đông.

N.TÂM

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!