Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đội trưởng Đội chiêng nữ của người Ê Đê

PV - 15:44, 18/09/2020

Cồng chiêng đã ăn sâu vào tiềm thức, không đơn thuần chỉ là âm nhạc, mà còn mang đậm giá trị văn hóa dân tộc, là ngôn ngữ giúp kết nối con người với thiên nhiên… Đây chính là lý do để Nghệ nhân H’Ríu Hmok ở Buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana (Đăk Lăk) luôn trăn trở bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng nữ.

Nghệ nhân H’Riu Hmok đang trao đổi về cồng chiêng.
Nghệ nhân H’Riu Hmok đang trao đổi về cồng chiêng.

Theo nghệ nhân H’Ríu, phong tục của người Ê Đê không cho phép phụ nữ và trẻ em đánh cồng chiêng, riêng chỉ có nhánh Ê Đê Bih là cho phép, khuyến khích phụ nữ đánh cồng chiêng. Với việc am hiểu tường tận chiêng Jho, nên Nghệ nhân H’ríu giữ vị trí Đội trưởng Đội chiêng nữ và được xem như là linh hồn của Đội. Nghệ nhân H’Ríu luôn nỗ lực phát huy vai trò và trách nhiệm, thường xuyên cùng với các chị em trong Đội luyện tập, tham gia biểu diễn trong các dịp lễ hội.

Trên hành trình gắn bó với cồng chiêng, nghệ nhân H’Ríu ấn tượng nhất là năm 2006, Đội chiêng Jho Buôn Trấp được cử đi biểu diễn tại Italia. “Được đánh chiêng đã là niềm vui rồi, lại còn được mang bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, giới thiệu với bạn bè quốc tế, nên trong Đội ai cũng vừa mừng, vừa lo. Tuy nhiên, khi tiếng chiêng ngân vang trong buổi biểu diễn, chứng kiến hàng nghìn người chăm chú lắng nghe, chúng tôi càng xúc động, tự hào lắm”, nghệ nhân H’Riu chia sẻ.

Điều nghệ nhân H’Ríu băn khoăn nhất hiện nay là, các thành viên trong Đội đã cao tuổi, không thể đi biểu diễn như trước. Thế hệ trẻ thì mải lo mưu sinh, xa dần với văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nghệ nhân H’Ríu cùng các thành viên Đội chiêng đã tích cực đến các hộ gia đình có con gái trong buôn để vận động tham gia Đội chiêng; mở các lớp truyền dạy đánh chiêng Jho cho thế hệ trẻ. Nhờ đó, đến nay Buôn Trấp đã có thêm Đội chiêng nữ trẻ.

Với những đóng góp trong bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng, nghệ nhân H’Riu được lãnh đạo địa phương, người dân xem trọng; đề cao với vai trò là người nối dài tiếng chiêng nữ của người Ê Đê Bih. Bà là một trong số ít nghệ nhân cồng chiêng tiêu biểu tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 sắp tới. 

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng Trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.