Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đổi mới chính sách dân tộc phù hợp với tình hình mới

PV - 11:41, 09/01/2019

Giai đoạn tới, chính sách dân tộc cần tiếp tục có sự đổi mới để phù hợp và phát huy hiệu quả hơn trong thực tiễn, giúp vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững… Đó là kiến nghị của nhiều đại biểu tại Hội thảo quốc gia “Thực trạng chính sách dân tộc, định hướng xây dựng chính sách giai đoạn 2021-2030” do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Đại sứ quán AiLen vừa tổ chức tại Hà Nội.

baodantoc_nguyen_lam_thanh

Ông Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội: 

Xây dựng chương trình phát triển tổng thể về kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi nhằm bảo đảm tính khoa học, minh bạch và hiệu quả.

Giai đoạn tới, Chính phủ cần tiến hành rà soát, đánh giá lại hệ thống chính sách và cơ cấu, xây dựng lại một cách đồng bộ các chương trình, chính sách vùng DTTS; bảo đảm đủ nguồn lực cho thực thi chính sách; nghiên cứu nhằm xây dựng một chương trình phát triển tổng thể về kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi nhằm bảo đảm tính khoa học, minh bạch và hiệu quả như Nghị quyết kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã đề ra.

Nghiên cứu những chính sách đặc biệt; thực thi để tạo nên sự thay đổi toàn diện trong đời sống chính trị-kinh tế-văn hóa của người dân một cách cơ bản theo các mục tiêu phát triển bền vững. Nghiên cứu ban hành lại các tiêu chí và thực hiện lại phân định về vùng DTTS theo trình độ phát triển, phân định miền núi vùng cao để làm cơ sở thực thi các Luật Ngân sách, Đầu tư, Tổ chức chính quyền địa phương cũng như xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách. Thiết lập hệ thống thông tin, dữ liệu về đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, dân tộc cùng các chỉ số phát triển cho các vùng, dân tộc, đơn vị hành chính. Các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị-xã hội, tăng cường công tác giám sát việc tổ chức thực hiện các chính sách…

Ông Sơn Phước Hoan, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Trọng tâm ưu tiên địa bàn khó khăn, dân tộc yếu thế hoặc có đặc thù cần giải quyết.

baodantoc_hoan

Trước mắt cũng như lâu dài, Chính phủ cần xây dựng một đề án tích hợp các chính sách thành “Chương trình mục tiêu quốc gia cho đồng bào DTTS” theo hướng đa mục tiêu, dài hạn, đa ngành, đa lĩnh vực; giao cho Ủy ban Dân tộc trực tiếp quản lý, chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và địa phương triển khai. Trong đó, tập trung vào các chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực; phát triển sinh kế bền vững; ứng dụng khoa học, công nghệ; đào tạo nghề, giải quyết việc làm; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người DTTS và cán bộ công tác ở vùng DTTS, miền núi.

Trọng tâm ưu tiên là địa bàn khó khăn, dân tộc yếu thế dễ bị tổn thương hoặc có đặc thù cần được giải quyết. Về cơ chế nên phân định rõ giữa cơ quan xây dựng và thực thi chính sách dân tộc với cơ quan chuyên môn để tránh nhập nhằng khi giao hoạch định và thực thi chính sách giữa các bộ, ngành. Tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách, nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị và cộng đồng về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc. Chú trọng theo dõi tiến độ, kiểm tra, đánh giá kết quả thực thi chính sách trên địa bàn vùng DTTS, miền núi, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc cho dừng đối với chính sách không có hiệu quả…

Bà Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: Xem xét thay đổi phương thức hỗ trợ vùng DTTS, miền núi.

baodantoc_thuy

Giai đoạn tới, Chính phủ cần nghiên cứu tích hợp, hệ thống lại và tiếp tục xây dựng chính sách dân tộc đảm bảo khoa học, phù hợp với các vùng miền, tinh gọn, thống nhất một đầu mối quản lý chính sách, xây dựng chính sách dân tộc thành Chương trình mục tiêu quốc gia, tạo sự đột phá về chính sách gắn với nguồn lực đảm bảo để thực hiện. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách đầu tư phát triển và an sinh xã hội vùng miền núi, vùng đồng bào DTTS; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, đảm bảo phát triển và công bằng xã hội giữa khu vực nông thôn với thành thị và vùng DTTS, miền núi. Xem xét thay đổi phương thức hỗ trợ vùng DTTS, miền núi thay vì hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo; tăng cường chính sách tín dụng ưu đãi và cơ chế, chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với trách nhiệm của người nghèo, nhằm tạo động lực, khuyến khích người dân ở vùng DTTS, miền núi tích cực phát triển sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại.

Bà Nguyễn Thanh Nhàn, Cố vấn vận động chính sách Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam: Chú trọng hỗ trợ tiếp cận việc làm đối với đồng bào DTTS.

chính sách dân tộc

Các chính sách, Chương trình giảm nghèo và phát triển bền vững ở vùng DTTS phải có kế hoạch dài hạn và quản lý theo kết quả đầu ra. Áp dụng thực chất cách tiếp cận dựa trên quyền bình đẳng, phát huy vai trò chủ thể tích cực của cộng đồng và người dân trong các chính sách, chương trình giảm nghèo và phát triển bền vững ở vùng DTTS. Khoanh vùng địa lý và khu trú nhóm đối tượng một cách rõ ràng cụ thể để có chiến lược can thiệp về mặt chính sách một cách phù hợp và hiệu quả, theo vùng và theo nhóm đối tượng; đã đến lúc một nội dung chính sách áp dụng cho tất cả các vùng trên cả nước không còn phù hợp và hiệu quả, cách tiếp cận và phân bổ nguồn lực khác nhau cho từng vùng dựa trên các điểm mạnh và thách thức về điều kiện tự nhiên, con người, các thực tế liên quan đến sinh kế và văn hóa của từng vùng, từng nhóm đối tượng.

Tập trung nguồn lực, lấy thôn bản làm trung tâm để tập trung hỗ trợ mạnh hơn cho các địa bàn khó khăn nhất, dễ tổn thương nhất ở vùng DTTS. Đổi mới quản trị cơ sở (ở cấp thôn bản) hướng đến giảm nghèo và phát triển bền vững ở vùng DTTS. Đổi mới chính sách phát triển sản xuất hàng hóa định hướng thị trường ở vùng DTTS. Chú trọng hỗ trợ tiếp cận việc làm (bao gồm đi làm ăn xa ngoài địa phương) đối với đồng bào DTTS. Cần có chính sách phát triển nguồn nhân lực và chính sách riêng dành cho thanh niên DTTS.n

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.