Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Điện Biên: Hàng chục hộ dân sống dưới “lưỡi hái tử thần”

PV - 11:17, 15/08/2018

Nhiều năm trở lại đây, 63 hộ dân với gần 280 nhân khẩu người Khơ Mú, bản Pa Xa Xá, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đang phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ vì tình trạng đá lở, sạt núi từ vách núi cao hàng chục mét phía sau bản. Tuy nhiên chính quyền địa phương hiện vẫn chưa thể lên phương án di dời.

Những tảng đá nặng hàng chục tấn lắn xuống nhà người dân khiến cuộc sống của đồng bào nơi đây bị đảo lộn. Những tảng đá nặng hàng chục tấn lắn xuống nhà người dân khiến cuộc sống của đồng bào nơi đây bị đảo lộn.

Bản Pa Xa Xá thuộc xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hiện có 63 hộ dân với gần 280 nhân khẩu đang sinh sống, 100% là đồng bào dân tộc Khơ Mú. Vị trí định cư của bản ngay phía dưới vách núi đá cao, nhiều năm qua thường xuyên xảy ra tình trạng đá lở xuống khu vực sinh sống. Riêng trong các năm 2017 và 2018 đã xảy ra 3 lần đá lở, lăn xuống bản với những tảng đá có kích thước từ 5 mét khối đến hơn 10 mét khối, nặng cả chục tấn. Rất may, các vụ đá lăn không gây thương vong về người, tuy nhiên người dân trong bản hiện đang rất lo lắng, bất an, cuộc sống, sinh hoạt luôn bị đảo lộn.

Ông Quàng Văn Sơn, người dân bản Pa Xa Xá (sinh năm 1962) vẫn chưa hết bàng hoàng khi tảng đá nặng cả chục tấn lăn xuống nhà trong đêm phá hủy một số công trình phụ của gia đình. Hiện gia đình ông và các hộ dân khác trong bản luôn sống trong nỗi lo sợ, mất ăn mất ngủ vì đang mùa mưa, tình trạng lở đá có thể tiếp tục xảy ra bất cứ lúc nào. Nhớ lại thời khắc sinh tử của cả gia đình ông Sơn cho biết: “Hôm đấy trời mưa hết một đêm, đá lăn từ trên xuống, chỉ nghe “ầm” một cái, chạy ra đã thấy đá nằm bên cạnh nhà. Bây giờ chúng tôi rất lo lắng, mỗi khi trời mưa to là chúng tôi không thể nào ngủ được...” .

Đầu mùa mưa năm 2018, chính quyền huyện Điện Biên, xã Pa Thơm và các cơ quan chức năng qua khảo sát thực địa đã thống nhất tiến hành phương án bạt cơ, san nền, đào đắp hàng nghìn mét khối đất đá tạo thành một bức “tường chắn” dài hàng trăm mét phía trên núi, với mục đích ngăn chặn đá lăn xuống bản. Tuy nhiên, sau những trận mưa lớn xảy ra trong thời điểm vừa qua, vị trí bạt cơ, san nền xuất hiện một khe nứt rộng khoảng 25cm đến 30cm, từ đó tạo thành một cung trượt sạt dài hàng trăm mét nằm trên núi, tiềm ẩn vô vàn rủi ro đối với người dân trong bản bởi hàng ngàn khối đất đá có thể đổ ập xuống bản bất cứ khi nào. Ngoài ra trên cung trượt này cũng hiện có hàng chục tảng đá lớn, ước tính hàng chục tấn đang trực chờ rơi xuống theo cung trượt. Để khắc phục trước mắt, chính quyền địa phương đang thực hiện phương án đóng cọc, phủ bạt ni lông ngăn nước mưa thấm xuống tường chắn gây sạt lở. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời.

Trao đổi về vấn đề này, ông Ngô Xuân Chinh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên cho biết: chủ trương của huyện là phải di chuyển bản sang nơi ở mới và điều này cũng đã nhận được sự đồng thuận của người dân. Tuy nhiên việc chọn điểm di chuyển hiện đang còn nhiều vướng mắc. Qua khảo sát địa phương đã chọn được 3 địa điểm tại các khu vực: đồi Pắc Ven, suối Kèn Củ và bãi Púng Min, song mỗi địa điểm lại có những trở ngại riêng liên quan đến các vấn đề như: khu vực đồi Pắc Ven có rừng phòng hộ quan trọng phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ; địa điểm suối Kèn Củ xa giao thông địa chất phức tạp, chi phí đầu tư đường gia thông, điện tốn kém; bãi Púng Min hội tụ đủ về quỹ đất sản xuất, gần đường giao thông tuy nhiên bà con chưa đồng thuận vì gần nhà máy xử lý rác sợ ô nhiễm. Cùng với đó kinh phí đểbdi chuyển cả bản hiện cũng đang quá sức với địa phương vì ước tính khái toán sơ bộ đã lên đến khoảng 20 tỷ đồng. Vì vậy địa phương rất mong nhận được sự qua tâm của tỉnh và các bộ ngành TW để kịp thời di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Được biết, năm 2018, dựa trên điều tra, đánh giá, phân vùng cảnh báo của Viện khoa học địa chất và khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tỉnh Điện Biên đã công bố bản đồ phân vùng cảnh báo các địa bàn có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao. Trong đó huyện Điện Biên được xác định là địa bàn thường xuyên xảy ra trượt lở đất đá cao, một số xã có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao được cảnh báo là không thể sinh sống được, cần có phương án di dời ngay dân cư. Do đó trước những nguy cơ hiện hữu về đá lăn, sạt núi tại bản Pa Xa Xá, xã Pa Thơm, chính quyền tỉnh Điện Biên cần có phương án di dời dân cư ngay bởi hiện tại tình hình mưa lũ trên địa bàn đang có nhiều diễn biến phức tạp.

VŨ LỢI

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.