Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đêm 30 và 31/5/2022, có thể sẽ có mưa sao băng tuyệt đẹp mang tên Tau Herculids

T.Hợp - 10:10, 23/05/2022

Vào cuối tháng 5 năm 2022, người yêu thiên văn sẽ có thể được chiêm ngưỡng mưa sao băng tuyệt đẹp mang tên Tau Herculids. Đây là bão sao băng đầu tiên trong hai thập kỷ có thể diễn ra với mưa sao băng Tau Herculids.

Kính viễn vọng Hubble chụp ảnh các thành phần của sao chổi 73P/Schwassmann-Wachmann 3 năm 2006. Ảnh: NASA/ESA
Kính viễn vọng Hubble chụp ảnh các thành phần của sao chổi 73P/Schwassmann-Wachmann 3 năm 2006. Ảnh: NASA/ESA

Tau Herculids là sao chổi 73P/Schwassmann-Wachmann 3, được gọi tắt là SW3, một "sao chổi ma" từng khiến các nhà thiên văn nhiều lần bất ngờ. Dự kiến cuối tháng 5, bão sao băng đầu tiên trong hai thập kỷ có thể diễn ra với mưa sao băng Tau Herculids.

Tau Herculids được các nhà thiên văn tìm thấy vào năm 1930. Nó quay quanh mặt trời 5,4 năm một lần. Bản chất nó không phải là một sao chổi sáng. Nhưng đó là một sao chổi đặc biệt thú vị.

Vào năm 1995, sao chổi SW3 được dự đoán sẽ tiếp cận gần Trái Đất lần nữa. Nhưng thứ xuất hiện không còn là một sao chổi ma quái và mờ nhạt, mà là thứ gì cực kỳ sáng bằng mắt thường, sáng gấp 400 lần. Các quan sát của Đài thiên văn Nam Âu đặt tại La Silla - Chile cho thấy hạt nhân nhỏ bé của SW3 đã nổ tung, khiến nó bị chia thành 4 phần lớn và vô số mảnh vụn.

Trong lần tái xuất vào năm 2000, 2 trong số 4 mảnh vỡ quay trở lại kèm theo một mảnh khác, có thể vừa vỡ ra trong chuyến du hành.

Năm nay, Trái Đất sẽ vô tình bay quanh đám mây mảnh vỡ mà SW3 tạo thành, điều có thể dẫn tới một trận mưa sao băng hoàn toàn mới. Nếu mọi việc thuận lợi, siêu mưa sao băng sẽ xuất hiện rực rỡ vào đêm 30, rạng sáng 31/5, có thể trước hay sau 1 ngày tùy theo múi giờ.

Mưa sao băng Tau Herculid dự kiến có thể quan sát ở phần lớn Bắc Mỹ vào khoảng 1h ngày 31/5 theo múi giờ EDT (chạng vạng ngày 30/5 ở vùng bờ biển phía Tây). Người Nam Mỹ sẽ nhìn thấy ít sao băng hơn vì điểm phát sao băng sẽ thấp ở phía Bắc, nhưng khá chắc chắn là Mặt Trời đã lặn khi bão sao băng diễn ra. Nếu các tính toán bị lệch vài tiếng, người quan sát ở châu Âu, châu Phi, hoặc châu Á và Australia có thể gặp may./.



Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.