Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đầu tư đồng bộ, thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

PV - 15:48, 23/02/2018

Bình Định là một trong những tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh chủ yếu là 3 dân tộc Chăm, Ba Na, H’rê với trên 38.418 người. Những năm qua, tỉnh đã nỗ lực triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc nhằm ổn định, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc.

Nhân dịp năm mới, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về tình hình phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi của tỉnh trong thời gian qua.

Ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định. Ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.

 

Ông có thể đánh giá về tình hình phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi trong bức tranh kinh tế-xã hội chung của tỉnh Bình Định năm 2017?

Năm 2017 mặc dù còn gặp không ít khó khăn, thách thức do hậu quả nặng nề của 5 đợt lũ cuối năm 2016 và ảnh hưởng cực đoan của thời tiết, đặc biệt là cơn bão đầu tháng 11/2017, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, nhân dân và các cấp, các ngành trong tỉnh nên nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng. Các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra đều đạt và vượt theo kế hoạch. Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng 6,72%; trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng 3,24%; công nghiệp, xây dựng tăng 9,72%; dịch vụ tăng 6,79%...

Cùng với sự phát triển về kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Định nói chung, đời sống của đồng bào DTTS cơ bản được ổn định, an sinh xã hội được quan tâm và có chuyển biến tích cực. Bộ mặt nông thôn miền núi tiếp tục có những khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân trên 5%/năm; cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư phát triển (100% số xã đã có đường ô tô bê tông hoặc nhựa đến trung tâm xã; 63% đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn; 94,96% số làng dùng điện lưới quốc gia; văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ (74,79% số thôn, làng có nhà rông), chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số từng bước phát triển, tỷ lệ trẻ em bỏ học giữa chừng giảm...

Theo đó, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội khu vực miền núi, vùng DTTS được ổn định, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được giữ vững; các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng DTTS và miền núi được thực hiện kịp thời, theo đúng quy định.

Xin ông cho biết đâu là thuận lợi và đâu là những khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế-xã hội và công tác giảm nghèo vùng đồng bào DTTS, miền núi của tỉnh trong thời gian qua?

Trong phát triển kinh tế xã hội nói chung, cũng như trong công tác giảm nghèo vùng đồng bào DTTS thời gian qua có những thuận lợi cơ bản sau:

Đảng và Nhà nước, các cấp ủy đảng và chính quyền các địa phương đã quan tâm dành nhiều nguồn lực đáng kể đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy cho vùng dân tộc miền núi phát triển, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của đồng bào các DTTS ở Bình Định ngày càng khởi sắc. Được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của đồng bào các DTTS ở Bình Định ngày càng khởi sắc.

 

Với nguồn lực được trợ giúp từ Trung ương và địa phương, các huyện miền núi đã xây dựng được nhiều công trình hạ tầng công cộng phục vụ thiết thực cho cuộc sống của nhân dân.

Bên cạnh những thuận lợi là cơ bản thì vẫn còn những khó khăn, thách thức đối với vùng đồng bào DTTS: Khoảng cách giàu, nghèo, mức sống, điều kiện sống giữa miền xuôi và miền núi chưa được thu hẹp, nguy cơ tái nghèo do thiên tai gây ra cao. Tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh cuối năm 2017 là 8,78%, riêng vùng DTTS gần 70%; kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, khả năng tái nghèo cao.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng DTTS còn chậm; đồng bào còn ít kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm nghiệp, sản xuất hàng hóa, gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, khoa học kỹ thuật, thị trường tiêu thụ; lao động người DTTS thiếu việc làm ổn định còn cao...

Ngoài những chính sách chung của Chính phủ, tỉnh Bình Định đã có những chính sách đặc thù nào để đầu tư phát triển kinh tế xã hội và công tác giảm nghèo vùng đồng bào DTTS, miền núi của tỉnh, thưa ông?

Ngoài các chính sách do TW ban hành, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách áp dụng cho vùng DTTS trong tỉnh, cụ thể như: Ban hành Quyết định số 4212/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 về một số chính sách đối với đồng bào DTTS như: Cấp không thu tiền muối iốt cho đồng bào DTTS trong toàn tỉnh (6 kg/người/năm), hỗ trợ tiền điện sinh hoạt, hỗ trợ cho học sinh DTTS từ mẫu giáo (120.000đồng/em/tháng), học sinh phổ thông từ tiểu học đến THPT (20% và 30% so với mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước); Ban hành Quyết định số 27/2011/QĐ-UBND ngày 01/9/2011 về chính sách hỗ trợ bê tông hóa giao thông nông thôn; Ban hành Quyết định số 29/2013/QĐ-UBND ngày 16/8/2013 về chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương; chính sách hỗ trợ 100% giống lúa lai cho đồng bào DTTS; chủ động bố trí ngân sách tỉnh (khoảng 350.000.000 đồng/năm) để thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh..

Về Chương trình 135, do định mức Trung ương phân bổ kinh phí không quá 4 thôn ĐBKK/xã khu vực II, tỉnh Bình Định còn 8 thôn ĐBKK đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc công nhận là thôn ĐBKK nhưng do vượt định mức trên nên không được TW đầu tư, UBND tỉnh đã sử dụng ngân sách tỉnh để hỗ trợ các thôn này theo đúng định mức của TW...

Không chỉ vậy, UBND tỉnh còn cấp kinh phí và giao Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương tổ chức mua sắm cho 119 làng đồng bào DTTS, mỗi làng một bộ cồng chiêng của dân tộc mình. Thời gian thực hiện từ năm 2018...

Mục tiêu của tỉnh Bình Định về phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi trong năm 2018 và những năm tiếp theo là gì thưa ông?

Năm 2018, tiếp tục phát huy những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, đối với vùng DTTS tỉnh đặt ra mục tiêu thực hiện tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường công tác đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Theo đó, chú trọng giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo đặc biệt là các xã, thôn ĐBKK. Cùng với đó, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS tiếp cận một cách tốt nhất đến các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin; tăng cường các nguồn lực đầu tư, nâng cao chất lượng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống cho người dân tại vùng dân tộc và miền núi, hoàn thiện kết cấu hạ tầng theo hướng nông thôn mới.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ nghèo chung vùng DTTS, xã ĐBKK bình quân 5%/năm; cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào, bảo đảm thu nhập bình quân của hộ nghèo DTTS, xã nghèo, huyện nghèo tăng gấp 2 lần so cuối năm 2015... Đồng thời, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở các huyện nghèo, xã, thôn ĐBKK được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới. Phấn đấu có 20-30% số xã (từ 5 đến 8 xã), thôn (từ 9 đến 14 thôn) ĐBKK vùng DTTS và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn....

Xin cảm ơn ông!

LÊ PHƯƠNG

 

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận