Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dấu lặng buồn trên đỉnh Pú Vang

PV - 10:09, 27/04/2018

Nằm cheo leo trên đỉnh Pú Vang, cụm Pú Vang-Huổi Meo, thuộc bản Huổi Meo, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) hiện lên xơ xác, khô cằn, thiếu sức sống của màu xanh cây cỏ, hoa màu.

Với tỷ lệ hộ nghèo hơn 90%, những năm qua, người dân ở nơi đây vẫn phải chịu sống trong cảnh không điện, không nước. Nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh thiếu thốn quanh năm.

Từ trung tâm TP. Điện Biên Phủ, xuôi về hướng Mường Chà khoảng 30km, rồi rẽ trái qua cây cầu Púng Giắt chông chênh của xã Mường Mươn, tiến khoảng 10km đường đất lổn nhổn toàn đá, chúng tôi cũng đến được cụm Pú Vang, bản Huổi Meo, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Thật khó có thể hình dung được đây lại là mảnh đất mà con người có thể tồn tại được trong nhiều năm qua.

Nằm cheo leo trên đỉnh Pú Vang, cụm Pú Vang-Huổi Meo hiện lên xơ xác, khô cằn. Nằm cheo leo trên đỉnh Pú Vang, cụm Pú Vang-Huổi Meo hiện lên xơ xác, khô cằn.

 

Trên đỉnh núi cao, Pú Vang hiện lên xơ xác, khô cằn đến mức khó tin. Không khí khô nóng, thiếu sức sống của màu xanh cây cỏ, hoa màu. Những căn nhà lụp xụp, tiêu điều giữa bãi đất trắng, nắng chói chang. Bản làng cũng thưa bóng thanh niên do phải đi làm nương ở xa, chỉ còn nheo nhóc những đứa trẻ chạy lăng xăng trong cái nắng hè khô khốc. Bản làng không điện, không nước, vậy mà người dân nơi đây bao năm nay vẫn sống cùng với sự khó khăn, thiếu thốn ấy. Nước sạch là thứ cần thiết nhất để chống chọi với nắng nóng của gió Lào, vậy mà để có những can nước sạch để phục vụ sinh hoạt, ăn uống, mó nước gần nhất người dân cũng phải đi bộ cách bản hơn 1km xuống dốc ngược.

Để có nước phục vụ sinh hoạt, người dân phải đi bộ cách bản hơn 1km xuống dốc ngược. Để có nước phục vụ sinh hoạt, người dân phải đi bộ cách bản hơn 1km xuống dốc ngược.

 

Anh Mùa A Vừ, người dân cụm Pú Vang, xã Mường Mươn, Mường Chà, Điện Biên chia sẻ: “Tôi sống ở đây 20 năm rồi, không có nước vất vả lắm. Mó nước gần cách 1 cây số cũng không đủ cho cả bản trong những ngày nắng nóng này. Điểm xa hơn thì phải lấy xe máy đi chở hơn 4km, nếu không có xe chở thì không gùi được về. Đất đai phục vụ sản xuất ở đây cũng không có và rất khô cằn, cây quả không thể trồng được. Thứ cần nhất đối với người dân ở đây bây giờ là nước, nước ăn uống và nước để tưới tiêu. Người dân chỉ đi chở được nước về để ăn uống thôi chứ không thể chở được nước để chăn nuôi hay trồng trọt cây trái, rau màu. Người dân chỉ mong các cấp chính quyền khảo sát được nguồn nước rồi dẫn về cho người dân trong bản sử dụng để người dân an tâm sản xuất”.

Trong những căn nhà của người dân trong bản, ngoài mấy bao thóc dự trữ không còn thứ gì đáng giá. Bữa cơm trưa đơn giản đến se lòng của một gia đình trong bản được bày ra, đếm đi đếm lại cũng chỉ có 1 tô cơm hạt vỡ khô khốc, bát canh loãng kèm thêm bát muối chấm cho đỡ nhạt. Những đứa trẻ chạc tầm 5 đến 6 tuổi cũng đã phải sớm vật lộn với cảnh kiếm ăn hằng ngày và phụ giúp bố mẹ trong việc gia đình. Điều kiện tiếp cận thông tin kém nên tình trạng tảo hôn trong bản vẫn diễn ra. Có những cô bé lấy chồng từ năm 16 tuổi, đến 19 tuổi đã có 2 con. Con số buồn nhất hiển hiện lên là cả 2 cụm Pú Vang và Huổi Meo có 84 hộ nhưng có tới gần 600 nhân khẩu. Trong đó có đến 80 hộ nghèo, 4 hộ cận nghèo, riêng cụm Pú Vang 100% hộ nghèo.

Những bữa cơm đơn giản đến se lòng minh chứng cho cuộc sống người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn. Những bữa cơm đơn giản đến se lòng minh chứng cho cuộc sống người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn.

 

Anh Vừ Vả Dếnh, Trưởng bản Huổi Meo, xã Mường Mươn, Mường Chà, Điện Biên chia sẻ: “Khó khăn trong phát triển kinh tế nơi đây của bà con là không có ruộng, làm đất không ổn định được vì đất dốc, cứ mưa là phân trôi hết thì làm nương cũng không năng suất. Trên này nước không có, làm máy phát điện nước ở rất xa, cách tầm 4 đến 5km, kéo về rất tốn kém, mùa mưa đi sửa lưới điện cũng rất khó. Nay chúng tôi đề nghị Nhà nước đầu tư cho bản điện lưới quốc gia để phục vụ sinh hoạt”.

Ngoài cụm bản Pú Vang – Huổi Meo, xã Mường Mươn còn 5 bản nữa cũng chung tình trạng thiếu điện, nguồn nước cũng khó khăn. Đó là các bản: Huổi Ho, Huổi Kết Tinh, Pú Mua, Huổi Nhả và Pú Chả. Trong đó Pú Vang vẫn là điểm bản khó khăn nhất. Theo chính quyền xã Mường Mươn, trước hết cần phải đầu tư về nguồn nước thì người dân mới có thể phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

Ông Lò Văn Lún, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Mươn, Mường Chà, Điện Biên cho biết: Định hướng của Đảng, Chính quyền xã, thứ nhất phải đầu tư về nguồn nước để cho bà con sinh hoạt. Thứ hai là vận động bà con nhân dân thay đổi về trồng cây con, cơ cấu về những loại giống khác chứ giống địa phương hiện nay không đảm bảo. Đồng thời vận động bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào để trồng trọt, đảm bảo cuộc sống bà con hiện nay.

Mường Mươn hiện có 11 bản với 786 hộ, hơn 4.000 nhân khẩu. Xã vùng cao này vẫn có hơn 60% hộ nghèo. Theo lãnh đạo UBND xã, trong thời gian tới, xã sẽ tích cực vận động nhân dân, đặc biệt là các bản vùng sâu vùng xa tăng gia sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng như cây dứa để mang lại hiệu quả kinh tế. Đồng thời kiến nghị lên các cấp và huy động nguồn lực để giải quyết những khó khăn về nhu cầu điện, nước cho người dân ổn định cuộc sống.

VŨ LỢI

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.