Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dấu ấn và niềm tin

PV - 13:55, 29/01/2019

Theo dõi nhiều kỳ họp Quốc hội, không ít đại biểu và cử tri quan tâm đến vùng DTTS cảm nhận, năm 2018 là một năm công tác dân tộc đã gặt hái được nhiều thành công và để lại dấu ấn đậm nét tại nghị trường, mở ra sự phát triển mới, đầy triển vọng…

Theo dõi các kỳ họp Quốc hội, nhiều cử tri vùng đồng bào DTTS bày tỏ vui mừng và rất ấn tượng khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi. Nhiều lời khen của cử tri và các vị đại biểu dành cho sự chuẩn bị công phu, tâm huyết, trách nhiệm của đơn vị tham mưu-cơ quan Ủy ban Dân tộc. Báo cáo ngắn gọn, xúc tích nhưng đã khái quát đầy đủ về kết quả 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với công tác dân tộc, sự tâm huyết, sẻ chia đối với đồng bào DTTS.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo trước Quốc hội kết quả 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi (giai đoạn2016-2018), tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo trước Quốc hội kết quả 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi (giai đoạn2016-2018), tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.

Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến đã đưa ra nhiều giải pháp như: xây dựng một chương trình tổng thể, chỉ đạo quyết liệt, đầu tư thỏa đáng, có tiêu chí rõ ràng để phát triển vùng DTTS. Đặc biệt cần chú trọng giải pháp “tăng cho vay, giảm cho không”. Triển khai “hỗ trợ có điều kiện”. Các nhóm giải pháp chủ yếu về: Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, giao thông kết nối vùng DTTS với vùng phát triển; phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực; tạo sinh kế, hỗ trợ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cho đồng bào; tăng cường tuyên truyền vận động để đồng bào tự lực vươn lên; nghiên cứu tích hợp các chính sách để tập trung nguồn lực đầu tư phát triển; hoàn thiện tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Sau khi Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 74/2018/QH14, trong đó nhấn mạnh giao Chính phủ xây dựng đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019) để thực hiện từ năm 2021. Đây là một thành công lớn của lĩnh vực công tác dân tộc, tạo tiền đề cho sự đổi mới chính sách dân tộc trong thời gian tới.

Cùng với đó, tháng 8/2018, trong phiên chất vấn tại Phiên họp thứ 26 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nhóm vấn đề về thực hiện các chính sách đối với đồng bào DTTS, nhất là đồng bào DTTS rất ít người đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến và các thành viên Chính phủ có liên quan trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến đã nhiều lần nói đến từ “day dứt’ khi đói nghèo, thiên tai, dịch bệnh… vẫn đang là thách thức lớn ở vùng DTTS.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã khẳng định: phát triển vùng DTTS và miền núi vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ khẳng định: Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, đầu tư, phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Niềm vui đối với những người làm công tác dân tộc và đồng bào DTTS có lẽ sẽ trọn vẹn hơn, nếu như có chương trình giám sát tối cao của Quốc hội năm 2019 về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2011-2018. Bởi đây là 1 trong 4 chương trình giám sát đưa vào đề xuất tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, nhưng lại không được xem xét. Đây là một điều rất đáng tiếc. Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) từng phân tích trên nghị trường rằng, riêng vấn đề giám sát chính sách dân tộc, chưa có bất kỳ một cuộc giám sát tối cao nào của Quốc hội về vấn đề này. Đồng bào DTTS hiện rất trông chờ vào sự hoạch định chính sách, không chỉ là giải quyết các chính sách lẻ tẻ để khắc phục khó khăn trước mắt mà phải lâu dài, cả về thể chế, nhận thức và hành động.

Có thế nói, bức tranh toàn cảnh của vùng DTTS, miền núi đã được tái hiện rất sinh động tại nghị trường. Những người làm công tác dân tộc và đồng bào DTTS cả nước có quyền tin tưởng và kỳ vọng vào một tương lai tươi sáng hơn cho vùng DTTS và miền núi.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.