Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đánh đổi!

PV - 09:50, 13/04/2018

Hồi giữa năm 2017, theo công bố của Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), tổng công suất ngành xi măng đã lên tới 86 triệu tấn, trong khi khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa cả năm 2017 dự kiến chỉ khoảng 60 triệu tấn. Như vậy là “dư” 26 triệu tấn xi măng.

Vậy mà, tại buổi làm việc mới đây với Tổ công tác của Thủ tướng (ngày 03/4/2018), Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) báo cáo: Hết năm 2017, Vicem đã sản xuất thêm được 19,3 triệu tấn xi măng; tiêu thụ 26,6 triệu tấn. Vị chi, cộng với số xi măng “tồn kho” với số xi măng sản xuất thêm được, trừ số bán đi thì vẫn còn “dư” xấp xỉ 20 triệu tấn.

Xi măng Vicem Xi măng Vicem

 

Cứu cánh cho số xi măng thừa này là xuất khẩu. Nhưng chúng ta đang chấp nhận một sự thật đau lòng: xi măng Việt Nam buộc phải xuất khẩu với giá rất rẻ. Chính báo cáo của VICEM cho thấy rõ: giá xi măng của Việt Nam hiện nay vào loại thấp nhất khu vực, chỉ khoảng 48-50 USD/tấn. Con số này của Thái Lan là 65 USD/tấn, Indonesia vào khoảng 102 USD/tấn, Philippines cũng xấp xỉ 100 USD/tấn.

Biết thừa, biết phải bán giá rẻ để chống “khủng hoảng”, vì sao vẫn cứ tăng sản lượng? Phải chăng vì tài nguyên là của chung nên cứ đào lên bán, bất chấp đắt rẻ, bất chấp lời lãi, bất chấp thực tế nó không phải là cái mỏ không đáy, không phải là nồi cơm Thạch Sanh (!?).

Tại buổi làm việc với Vicem ngày 03/4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã trăn trở: “Núi đá vôi cũng có hạn, nếu không bảo đảm được nguyên liệu cho sản xuất lâu dài thì rất tiếc”.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam-TS Trần Đình Thiên cũng đã đưa ra nhận định: trong phát triển kinh tế đang có câu chuyện “đánh đổi”. Đánh đổi là vì chủ yếu xuất khẩu tài nguyên thô.

Sự đánh đổi không phải là câu chuyện riêng của Vicem. Ngay ngành than cũng cho thấy một sự đánh đổi cực kỳ lớn. Từ một nước giàu tài nguyên than, chúng ta đã phải nhập khẩu than với lượng lớn. Năm 2017, trị giá nhập khẩu than đã lên tới 1,2 tỷ USD. Trong 3 tháng đầu năm 2018, chúng ta cũng nhập khẩu hơn 3 triệu tấn than, với trị giá 384 triệu USD.

Nói đánh đổi lại nhớ vụ tai nạn mỏ than ở Quảng Ninh cách đây mấy ngày khiến một công nhân tử vong. Sau tai nạn, một báo cáo đã chỉ rõ sự cạn kiệt của tài nguyên than của chúng ta. Ở Quảng Ninh-vựa than của cả cả nước, hiện có những mỏ đã khoan sâu hơn chục km vào lòng đất, âm 300m so với mực nước biển mới lấy được than (!).

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.