Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đại biểu Quốc hội dành nhiều quan tâm đến vùng DTTS, miền núi

PV - 17:17, 26/10/2018

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT đã trình bày Báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi (giai đoạn 2016 – 2018). Đây là lần đầu tiên Chính phủ có báo cáo riêng tại Quốc hội về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi. Ngày 26/10, ngày đầu tiên thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế-xã hội, đã có nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận, phân tích, kiến nghị nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế –xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi thời gian tới. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi ý kiến của đại biểu Quốc hội tại phiên họp.

Trần Thị Hoa RyĐại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu): Quốc hội cần ban hành Nghị quyết về chính sách dân tộc: Tại kỳ họp này, lần đầu tiên Chính phủ có báo cáo riêng đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi. Báo cáo đã đánh giá khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và đặc biệt không né tránh những yếu kém, hạn chế, bất cập trong chỉ đạo, quản lý và điều hành. Bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng không ít chính sách dân tộc thực hiện hiệu quả chưa cao.

Đời sống của một bộ phận đồng bào DTTS còn khó khăn. Những hạn chế này có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất cần được xem xét, đó là việc cân đối nguồn lực cho vùng đồng bào DTTS chưa đáp ứng yêu cầu và còn thấp so với kế hoạch . Thời gian tới, Quốc hội cần ban hành Nghị quyết về chính sách dân tộc, một chương trình mục tiêu quốc gia mang tính tổng thể, định hướng lâu dài cho phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi, trên cơ sở tích hợp chính sách thu gọn đầu mối quản lý và phân công rõ trách nhiệm, ưu tiên đảm bảo nguồn lực, nhất là các chính sách đặc thù cho đồng bào DTTS.

Đinh Duy VượtĐại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai): Đánh giá cao sự thẳng thắn, minh bạch, trách nhiệm trong lĩnh vực công tác dân tộc: Đánh giá cao sự thẳng thắn, minh bạch, trách nhiệm trong báo cáo 3 năm của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc Quốc hội về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi. Nhiều năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tăng cường nguồn lực đầu tư cho vùng DTTS và miền núi.

Tuy nhiên, vùng đồng bào DTTS, miền núi vẫn là lõi nghèo của cả nước. Thời gian tới, cùng với những giải pháp đã chỉ ra, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan cần xem xét về một số chương trình cấp cây giống, phân bón nên thay bằng các chương trình khác có hiệu quả hơn; quan tâm đến các tuyến đường huyết mạch kết nối với khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đường tuần tra biên giới và các công trình thủy lợi đang thi công nợ vốn hoặc thiếu vốn…

Nguyễn Thị Xuân ThuĐại biểu Nguyễn Thị Xuân Thu (Khánh Hoà): Cần có giải pháp để sử dụng nguồn lực xã hội hóa hiệu quả: Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong vùng đồng bào DTTS, miền núi, vùng thường xuyên xảy ra thiên tai còn cao. Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn chế, việc huy động nguồn lực xã hội đóng góp công tác an sinh xã hội của các doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi là rất cần thiết.

Chính phủ nên có định hướng và quy định đầu mối quản lý, sử dụng nguồn xã hội hóa này hiệu quả để nguồn lực đầu tư được sử dụng đúng và phát huy hiệu quả, tránh trường hợp chia nhỏ dự án mức đầu tư thấp không đảm bảo chất lượng. Chính phủ cũng nên rà soát lại các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi để khắc phục tính ngắn hạn, thiếu chiến lược, thiếu khả thi, không tạo ra nguồn lực phát triển, khuyến khích đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững.

Quàng Văn HươngĐại biểu Quàng Văn Hương (Sơn La):Tăng cường giải pháp ứng phó với thiên tai, ổn định dân cư: Từ thực tế tình hình kinh tế - xã hội và vấn đề thiên tai, bão lũ gây ra ở các tỉnh miền núi thời gian qua, đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo kiên quyết, thường xuyên, bố trí nguồn nhân lực để các địa phương chủ động thực hiện 4 tại chỗ, hướng mạnh sang phòng ngừa thảm họa thiên nhiên, xây dựng đề án sắp xếp, ổn định dân cư theo phương châm “chung sống an toàn, thích ứng tối đa với sự thay đổi”.

Đối với những nơi thường xuyên xảy ra thiên tai, Chính phủ có các chính sách hỗ trợ giúp các tỉnh miền núi, hướng dẫn người dân chuyển từ trồng cây lương thực sang trồng cây ăn quả trên đất dốc. Đồng thời, liên kết sản xuất, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào vùng DTTS, miền núi. Tiếp tục quan tâm thực hiện chính sách đào tạo nghề theo hướng đào tạo nghề phù hợp với định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng miền, đổi mới nội dung, phương pháp dạy nghề phù hợp với điều kiện vùng miền núi và phong tục tập quán của vùng đồng bào DTTS…

THANH HUYỀN ( lược ghi )

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.