Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đặc sắc văn hóa dân tộc Giáy

PV - 15:48, 03/04/2018

Lễ, Tết và những phong tục về ma chay, cưới hỏi, cúng bái tạo nên một nét văn hóa riêng, chỉ người Giáy mới có.

Để tìm hiểu về văn hóa của người Giáy, chúng tôi về xã Đông Minh (huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang) nơi có trên 80% dân số là người Giáy sinh sống. Theo ông Mùng A Sáng, 78 tuổi, thôn Nà Báng, xã Đông Minh, mỗi một nơi, người Giáy lại có nhiều cách đón Tết khác nhau, nhưng cái chung nhất trong những ngày Tết ở nhà đồng bào Giáy là lịch sự, không nói tục chửi bậy, không đánh cãi nhau. Mọi người vui vẻ, tôn trọng lẫn nhau, có vướng mắc gì thì ngày Tết đều bỏ qua cho nhau…

Lễ vật Mừng năm mới chủ yếu là sản phẩm do người Giáy tự làm, gồm có gà, bánh chưng, bánh kẹo, hoa quả, rượu, hương… Lễ vật Mừng năm mới chủ yếu là sản phẩm do người Giáy tự làm, gồm có gà, bánh chưng, bánh kẹo, hoa quả, rượu, hương…

 

Ngoài các phong tục trong ngày Tết, văn hóa của người Giáy còn được thể hiện rất rõ ràng trong các nghi thức đám cưới, ma chay, cúng bái…, mà trong đó nổi bật nhất là Lễ cúng Tuổi. Theo ông Mùng A Sáng thì nếu một người sống trên 73 tuổi thì người đó sẽ trải qua 7 lần cúng lễ, lần đầu là khi được 7 tháng tuổi, sau đó là 1 tuổi, 33 tuổi, 37 tuổi, 49 tuổi, 61 tuổi và cuối cùng là 73 tuổi.

Trong lễ cưới hỏi của người Giáy, khi đôi nam nữ muốn lấy nhau, gia đình nhà trai phải chọn một người nam giới làm mai mối. Ông mối phải 3 lần đến nhà gái để xin cưới. Khi hai bên chấp thuận, nhà trai phải chuẩn bị 12 cân rượu, 12 cân thịt, 12 cân gạo và 1 đôi gà trong lễ ăn hỏi. Đám cưới diễn ra, phải có đồ lễ là 50 lít rượu, 50 cân gạo nếp và 12 cặp bánh giầy cùng tiền thách cưới. Con dâu khi đến nhà chồng, việc đầu tiên trong buổi sáng hôm sau là phải chuẩn bị nước ấm, khăn mặt cho người già trong nhà rửa mặt, trong bữa cơm sáng phải mời rượu ông bà và được nhận tiền chúc phúc.

Sợi dây hồng và những cành gai cản lối chưa cho nhà trai vào nhà là nghi thức trong đám cưới của người Giáy. Sợi dây hồng và những cành gai cản lối chưa cho nhà trai vào nhà là nghi thức trong đám cưới của người Giáy.

 

Phong tục tổ chức ma chay của người Giáy cũng có nhiều điểm đặc biệt là tùy từng dòng họ, từng gia đình có người mất mà đeo khăn tang trên đầu hoặc ở thắt lưng. Nhưng điểm chung trong lễ ma chay là con rể và thông gia của người mất phải chuẩn bị lễ viếng gồm 2 con gà và 1 con lợn to, 1 con lợn con (đã thịt) xếp chồng lên nhau, đồng thời phải chuẩn bị ngựa giấy để tiễn đưa linh hồn người chết sang thế giới bên kia. Hai năm sau đám tang, mỗi khi đến Tết Thanh minh, gia chủ phải tổ chức cơm rượu và mời tất cả những gia đình đã cúng lễ như trên đến dự. Đây là điều bắt buộc trong phong tục của người Giáy.

Ông Sầm Xuân Giang, Trưởng phòng Dân tộc huyện Yên Minh cho biết, những phong tục của đồng bào dân tộc Giáy tuy có được cải tiến hơn so với trước đây, nhưng cơ bản vẫn giữ cho đến ngày nay. Mặc dù dân tộc Giáy trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ rất ít và luôn nhận được sự quan tâm từ tỉnh Hà Giang cũng như huyện Yên Minh trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.