Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đà Nẵng khẳng định thương hiệu du lịch

PV - 14:32, 27/06/2018

Khoảng 15 năm trở lại đây, lãnh đạo TP. Đà Nẵng xác định phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Địa phương này đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển du lịch như xây dựng hạ tầng, chỉnh trang đô thị, ban hành những cơ chế, chính sách hỗ trợ, kêu gọi thu hút các nhà đầu tư chiến lược, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch...

Bờ biển Mỹ Khê, một bãi tắm tuyệt đẹp của TP. Đà Nẵng. Bờ biển Mỹ Khê, một bãi tắm tuyệt đẹp của TP. Đà Nẵng.

 

Thực hiện đồng bộ các giải pháp

Trong quá trình xây dựng và phát triển Đà Nẵng trở thành thành phố an bình và đáng sống, xây dựng điểm đến Đà Nẵng hấp dẫn, an toàn và mến khách, công tác “Xây dựng cộng đồng du lịch thân thiện, văn minh” đã được các cấp lãnh đạo Thành phố và các ngành ưu tiên tập trung triển khai thực hiện.

Hàng loạt các giải pháp được Thành ủy, UBND TP. Đà Nẵng quan tâm, chỉ đạo quyết liệt thông qua các đề án, Kế hoạch, chương trình hành động cụ thể như: “Chương trình thành phố “5 không, 3 có” (không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không có giết người cướp của; “3 có”: có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn hóa, văn minh đô thị); Chương trình “Thành phố 4 an” đến năm 2020 gồm: An ninh trật tự, An toàn giao thông, An toàn thực phẩm và An sinh xã hội);

Bên cạnh đó, địa phương này cũng đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố, trong đó qui định các quy tắc ứng xử đối với 3 nhóm thực hiện chính gồm nhóm các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các ngành liên quan đến du lịch; nhóm người dân thành phố và nhóm khách du lịch. Một số nội dung của Bộ Quy tắc đã được chọn lọc để hình ảnh hóa và dịch ra các ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Hàn.

Ngành Du lịch Thành phố tập trung nâng cao chất lượng du lịch theo hướng chuyên nghiệp, bảo đảm môi trường du lịch an ninh, an toàn, sạch đẹp, thân thiện và mang tính bền vững. Từ năm 2006 đến nay, Sở Du lịch đã phối hợp với các Sở, ngành liên tục triển khai các khóa đào tạo “Nụ cười thân thiện” cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, tập trung đối với các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch ven biển, các khu điểm du lịch, các lái xe taxi trên địa bàn TP. Đà Nẵng, các tiểu thương tại chợ Hàn, Chợ cồn-nơi tập trung đông khách du lịch mua sắm, về kỹ năng phục vụ khách du lịch để hình thành nên ý thức cộng đồng cùng làm du lịch gắn với hình ảnh “Mỗi người dân là một đại sứ du lịch của Đà Nẵng”...

Khẳng định thương hiệu

Theo báo cáo của Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, 6 tháng đầu năm 2018, tổng lượng khách thăm quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 4.002 triệu lượt, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 1,61 triệu lượt, tăng đến 47%. Đà Nẵng tiếp tục là điểm đến ưa thích của khách du lịch nội địa và du khách Hàn Quốc, Trung Quốc. Trong đó, khách Hàn Quốc ước đạt hơn 800.000 lượt, tăng 101%, chiếm tỷ lệ 50%; khách Trung Quốc ước đạt hơn 368.000 lượt, tăng 36%, chiếm 23% tổng lượng khách quốc tế.

Bãi rạn Nam Ô, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Bãi rạn Nam Ô, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.

 

Đà Nẵng cũng có nhiều đường bay trực tiếp kết nối với Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), KualaLumpur (Malaysia)…, với tần suất 170 chuyến/tuần để phục vụ du khách. Anh Lim Yeong Jin, một khách du lịch người Hàn Quốc nhận xét: “Từ Hàn Quốc bay sang Việt Nam, vừa đặt chân xuống TP. Đà Nẵng, tôi đã có ấn tượng rất tốt về hình ảnh năng động của Thành phố này. Tôi có những ngày nghỉ tuyệt vời bên bờ biển Mỹ Khê, được trải nghiệm những địa danh nổi tiếng như Bà Nà, Hội An, Mỹ Sơn... Ẩm thực ở đây khá đa dạng và hợp khẩu vị người Hàn Quốc”.

Để đáp ứng nhu cầu thăm quan, nghỉ dưỡng ngày càng tăng cao của khách du lịch nội địa và khách quốc tế, Thành phố đã xây dựng khoảng 689 cơ sở lưu trú với 28.821 phòng (tăng 114 cơ sở lưu trú với 7.497 phòng so với năm 2016), có 43 cơ sở dịch vụ đạt chuẩn. Cùng với cơ sở hạ tầng, các sản phẩm du lịch của Thành phố ngày càng được hoàn thiện, đầu tư nâng cấp với các sản phẩm mới như Khu du lịch sinh thái Bà Nà-Suối Mơ, Công viên suối khoáng nóng Núi Thần tài, Công viên châu Á, Khu tổ hợp vui chơi giải trí Cocobay…

Doanh thu từ du lịch năm 2008 chỉ khoảng 2.000 tỷ đồng, nay tăng lên gần 20.000 tỷ đồng; số phòng khách sạn tăng gấp 10 lần (từ 2.800 phòng, lên 28.000 phòng). Ngành Du lịch đã giải quyết trên 140.000 việc làm cho lao động ở Đà Nẵng và những địa phương lân cận.

Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hội Lữ hành TP. Đà Nẵng cho biết, trong những năm tới, TP. Đà Nẵng sẽ tập trung ưu tiên phát triển theo nhóm sản phẩm du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp; nhóm sản phẩm du lịch mua sắm, du lịch hội nghị/hội thảo; nhóm sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, làng nghề; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch bổ trợ như du lịch tâm linh, du lịch thể thao giải trí biển.

Liên tục trong 5 năm từ 2013-2017, Đà Nẵng được các tổ chức quốc tế, tạp chí, trang thông tin điện tử quốc tế uy tín bình chọn các danh hiệu: Top 10 điểm đến hấp dẫn hàng đầu châu Á. Đà Nẵng vinh dự được nhận danh hiệu “Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á” năm 2016; Khu nghỉ dưỡng cao cấp InterContineltal Sơn Trà nhận các danh hiệu danh giá là khu nghỉ dưỡng sang trọng hàng đầu châu Á...

NGỌC ÁNH

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.