Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đa dạng các mô hình kinh tế giúp người dân thoát nghèo

PV - 10:31, 04/05/2018

Lâu nay, tại các huyện miền núi, tỉnh Quảng Ngãi người dân vẫn giữ tập quán sản xuất lạc hậu, dựa hoàn toàn vào tự nhiên, với suy nghĩ “gieo giống là ở người còn chuyện được mất là nhờ trời”.

Bên cạnh đó, một bộ phận lớn người dân còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước nên chưa chí thú làm ăn.

Để khắc phục tình trạng trên, nhiều huyện đã xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp, giúp người dân thay đổi tập quán sản xuất. Minh chứng như huyện Minh Long, ngoài việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tập trung tuyên truyền, vận động để người dân thay đổi nhận thức, phát huy nội lực để phát triển kinh tế gia đình. Năm 2017, từ nguồn kinh phí hơn 1 tỷ đồng, huyện đã xây dựng mô hình trồng cây đậu phụng trên diện tích đất lúa kém hiệu quả; trồng chuối mốc; nuôi cá diêu hồng thương phẩm; cải tạo và phát triển đàn trâu, bò…

Nhờ được hướng dẫn kỹ thuật, người dân miền núi Quảng Ngãi đã biết trồng rau sạch theo hướng hàng hóa. Nhờ được hướng dẫn kỹ thuật, người dân miền núi Quảng Ngãi đã biết trồng rau sạch theo hướng hàng hóa.

 

Từ sự thành công của các mô hình này, các hội, đoàn thể của huyện đã tuyên truyền để người dân nhân rộng. Nhờ đó, đến nay các tập tục lạc hậu trong chăn nuôi, trồng trọt... đã được người dân loại bỏ, góp phần phát triển kinh tế có hiệu quả. Ông Phạm Đăng Đàm, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Minh Long chia sẻ: “Với đồng bào các DTTS, nếu chỉ tuyên truyền là chưa đủ, mà phải cầm tay chỉ việc thông qua các mô hình kinh tế cụ thể thì người dân mới học hỏi để làm theo”.

Tại Trà Bồng, ngành Nông nghiệp của huyện cũng triển khai nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi để người dân học hỏi, qua đó tự tìm hướng phát triển kinh tế cho gia đình. Theo ông Võ Sỹ Phi, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Bồng: Trên địa bàn huyện có nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình phát huy hiệu quả, như mô hình trồng rau sạch ở Trà Tân; nuôi heo bản địa, nuôi dê ở Trà Lâm… “Các mô hình này lúc đầu mang tính tự phát, nhưng hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu và sẽ có định hướng cụ thể để người dân tiếp tục đầu tư mở rộng, phát triển”, ông Phi cho biết thêm.

Từ những mô hình được các ngành chức năng triển khai, nhiều nông dân miền núi đã áp dụng thành công và trở thành nông dân sản xuất giỏi. Ở thôn Bắc 2, xã Trà Sơn (Trà Bồng) có ông Đỗ Phận. Từ năm 2009, ông Phận nuôi thử nghiệm 2.000 con cá trê lai trong diện tích hơn 700m2. Sau vài năm thực hiện, thấy mô hình nuôi cá trê lai hiệu quả, ông Phận mở rộng diện tích nuôi. Cùng với đó, ông còn thực hiện đa dạng các loại vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình, như nuôi cá lóc, cá chình, vịt xiêm... với số lượng lớn, mỗi năm mang về thu nhập cho gia đình ông hàng trăm triệu đồng.

Ông Đỗ Phận cho biết, chi phí đầu tư xây dựng trang trại của gia đình ông khoảng 500 triệu đồng. Ở đây, do có nhiều đất nên phần lớn người dân đều trồng cây keo, quế. Nhưng với gia đình ông, thì mở trang trại nuôi các loại vật nuôi mà đồng bào nơi đây ít làm để sản phẩm thu được có đầu ra ổn định và phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày cho gia đình.

Còn lão nông Đinh Văn Chanh, ở thôn Ngã Lăng, xã Long Mai (Minh Long) được Nhà nước cấp hơn 200 cây chuối mốc giống, sau khi cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách trồng, ông Chanh đã phát triển thành mô hình trồng chuối chuyên canh. Đến nay, vườn chuối mốc của ông Chanh đã sinh trưởng tốt. Tuy mô hình này chưa cho thu hoạch, nhưng ông Chanh và người trồng chuối ở xã Long Mai rất phấn khởi, vì tin rằng cây chuối sẽ phát triển tốt trên vùng đất này.

“Mấy năm trước, người dân trồng giống chuối địa phương nhưng cũng được nhiều thương lái đến đặt thu mua. Nay trồng thêm giống chuối mốc này cũng được nhiều người đến đặt mua. Trồng chuối ít tốn vốn đầu tư, công chăm sóc, lại dễ sống nên ai cũng phấn khởi. Nếu mô hình này hiệu quả, chúng tôi sẽ mở rộng diện tích trồng”, ông Chanh chia sẻ thêm.

LÊ PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.