Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cuộc sống người dân tái định cư thủy điện còn nhiều khó khăn

PV - 16:10, 10/08/2018

Làng Đăk Tăng, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông (Kon Tum) có gần 70 hộ dân, chủ yếu là bà con người Xê-đăng phải di dời chỗ ở và nhường đất nương rẫy cho dự án Thủy điện Thượng Kon Tum.

Từ năm 2015, chuyển đến vùng tái định cư, mỗi hộ mới chỉ được cấp đất ở và 1 sào đất ruộng bạc màu, gần như không thể canh tác. Thiếu đất sản xuất, đời sống người dân vô cùng khó khăn. Nhiều người phải lưu lạc đi làm thuê nơi khác hoặc sống lay lắt ở buôn làng.

Cuộc sống của người dân ở một số điểm tái định cư thủy điện rất khó khăn. Cuộc sống của người dân ở một số điểm tái định cư thủy điện rất khó khăn.

Còn ở làng Vương và làng Xô Luông, xã Đăk Nên, huyện Kong Plông (Kon Tum), 88 hộ dân đã nhường đất cho Thủy điện Đăk Đrinh. Trước khi triển khai dự án, bà con được hứa sẽ được cấp lại 1ha đất mỗi hộ. Nhưng đến nay, thủy điện đã đi vào vận hành gần 5 năm, dự án cấp 88ha đất rẫy cho bà con vẫn nằm trên giấy!

Khu vực Tây Nguyên hiện có khoảng 190 công trình thủy điện. Hàng chục nghìn hộ dân đã phải di dời, nhường đất để phục vụ các dự án thủy điện. Riêng tỉnh Kon Tum có khoảng 6 nghìn hộ dân với hơn 27 nghìn nhân khẩu phải di chuyển khỏi nơi ở cũ về các làng tái định cư để nhường đất cho các dự án thủy điện.

Cuối năm 2017, Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc Quốc hội đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế khi giám sát các dự án tái định cư thủy điện tại Tây Nguyên. Nhiều dự án tái định cư chưa thực hiện đúng quy định, cam kết và chưa đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân. Đáng chú ý, việc đưa người dân tách xa nương rẫy, lên những vùng tái định cư “nhà phố”, với diện tích nhỏ, liền kề là tách hẳn người dân khỏi yếu tố văn hóa, tập tục lâu đời.

Quan điểm và chỉ đạo nhất quán của Đảng, Nhà nước là tái định cư thì cuộc sống người dân nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ. Thế nhưng, thực tế ở nhiều dự án tái định cư thủy điện tại Tây Nguyên thực hiện không đúng chủ trương, chính sách, nhiều buôn làng bị nghèo khó đi vì thủy điện.

TÙNG NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ngày 26/12, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại các huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Đoàn công tác do ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã trên địa bàn 2 huyện.