Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao: Giữ vững vị trí hàng đầu trên thị trường phân bón

PV - 09:44, 16/04/2018

Năm 2018, được đánh giá là năm khó khăn cho ngành phân bón khi doanh nghiệp phải chịu rất nhiều áp lực, bởi sức cạnh tranh ngày càng gay gắt do phân bón nhập lậu gây nên. Tuy nhiên, bước vào năm thứ 9 chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hóa (năm thứ 56 xây dựng và phát triển), năm thứ 2 thực hiện Nghị định số 108/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón… Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đặt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, phát huy phong trào lao động sáng tạo, tiết kiệm để tạo ra sản phẩm phân bón phục vụ nông nghiệp có chất lượng cao, thân thiện, an toàn với nông sản.

Cạnh tranh gay gắt

Giữ vững vai trò là một trong nhưng mũi tiến công chủ lực trên thị trường phân bón, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đặt mục tiêu, triển khai áp dụng các cơ chế chính sách để giữ vững thị trường, cung cấp cho cây trồng hơn 1,1 triệu tấn phân bón các loại trong năm 2018.

Tự động hóa và cơ khí hóa trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, cải thiện điều kiện cho người lao động. Tự động hóa và cơ khí hóa trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, cải thiện điều kiện cho người lao động.

 

Mục tiêu này được đánh giá là không dễ dàng vì tình hình kinh tế trong nước và thế giới năm 2018 được đánh giá là tiếp tục diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) nói chung và DN sản xuất trong lĩnh vực phân bón nói riêng. Do vậy, nhiều DN phân bón sản xuất ra không tiêu thụ được, sản phẩm tồn kho tăng, gây khó khăn cho DN. Bên cạnh đó, việc áp dụng Luật số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế vào thực tiễn, các sản phẩm phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Phần thuế GTGT đầu vào của các nguyên liệu, vật tư cho sản xuất và sửa chữa máy móc, thiết bị đều không được khấu trừ và phải đưa vào chi phí sản xuất, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của các mặt hàng phân bón. Trong khi đó, thị trường phân bón chịu ảnh hưởng nhiều do một số sản phẩm phân bón tăng 5% thuế nhập khẩu như: Đạm SA, Urê và một số hàng hóa khác… có tác động làm tăng chi phí đầu vào cho DN sản xuất phân bón.

Bên cạnh đó, cả nước hiện có hơn 14.000 sản phẩm phân bón vô cơ và hữu cơ, với hơn 700 nhà máy sản xuất. Ước tính, tổng lượng cung phân bón mỗi năm tại Việt Nam (bao gồm cả nhập khẩu) ước đạt 33 triệu tấn, gấp hơn 3 lần nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp khoảng 10-11 triệu tấn. Chưa kể, trên thị trường xuất hiện phân bón giả, kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến thương hiệu của các DN làm ăn chân chính.

Đầu tư công nghệ và con người

Để giữ vững vị trí một trong những DN phân bón hàng đầu cả nước, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã hoàn thiện dây chuyền công nghệ để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người nông dân, tạo ra sức cạnh tranh cho DN và khẳng định vai trò của DN đi đầu trong ngành phân bón. Việc tạo ra những sản phẩm tốt đã giúp người nông dân tin tưởng với thương hiệu phân bón Lâm Thao, hạn chế sử dụng sản phẩm nhập khẩu. Theo đó, hằng năm, Công ty luôn chăm lo, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, định kỳ hệ thống máy móc, thiết bị, công nghệ bảo đảm các dây chuyền sản xuất ổn định, liên tục, bảo đảm chất lượng, an toàn và môi trường. Tuân thủ đúng quy trình quy phạm trong sản xuất axit, Supe và NPK-S, hoàn thiện quy trình kiểm tra bao tráng màng OPP, PP trên tiêu chí nâng cao chất lượng bao bì sản phẩm và tổ chức thực hiện chuyển đổi mẫu bao bì phân bón thúc từ tráng PP sang ghép màng OPP... ; cung cấp đầy đủ các loại nguyên liệu, vật tư trang thiết bị thiết yếu, đúng số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, giá cả cạnh tranh.

Song song với việc đẩy mạnh sản xuất, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Trong năm 2017, Công ty đã thực hiện thành công Đề tài khoa học cấp Tập đoàn Hóa chất Việt Nam về việc nghiên cứu áp dụng vào sản xuất giải pháp xử lý dung dịch H2SiF6 trong sản xuất supe lân đơn, giải quyết được vấn đề trăn trở hàng chục năm qua của các thế hệ lãnh đạo Công ty. Nhờ đó, Công ty đã tuần hoàn được 100% các nguồn nước thải sản xuất, sinh hoạt, không còn thải ra môi trường, góp phần quan trọng cho Công ty sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển bền vững.

Ngoài ra, Công ty còn áp dụng nhiều giải pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả như tận dụng hơi nhiệt thừa từ các dây chuyền sản xuất axít sunfuric để phát điện đạt công suất bình quân 2,5Mwh, góp phần giảm điện năng mua từ lưới điện quốc gia, giảm phát thải khí nhà kính quy đổi. Giải pháp về sử dụng các nguồn nguyên nhiên liệu tái tạo: Sử dụng đốt cám cưa (nguồn nhiên liệu sinh khối, sản phẩm phụ của ngành chế biến gỗ) thay cho việc đốt dầu FO (có nguồn gốc từ dầu mỏ) và thay cho đốt than (nhiên liệu hóa thạch), để lấy nhiệt sấy sản phẩm phân bón, mang lại hiệu quả kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính.

Nhờ đó, bên cạnh hiệu quả kinh tế, công ty đã giải quyết được triệt để các tồn tại về môi trường (khí thải, bụi thải, chất thải rắn, nước thải) trong suốt nhiều năm. Mặt khác, Công ty đã tuân thủ đúng các yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường và Quy chuẩn môi trường Việt Nam, góp phần củng cố hình ảnh thân thiện của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển bền vững.

Kết quả, qua 55 năm xây dựng và phát triển, công ty đã có được một dây chuyền sản xuất hiện đại, một đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực chuyên môn cao gồm 3.000 lao động trong đó số có trình độ đại học và trên đại học là 277 người, 603 người có trình độ cao đẳng, trung cấp còn lại đều đã qua đào tạo từ các trường công nhân kỹ thuật, dạy nghề. Đến nay, sau 55 năm hoạt động, đơn vị đã cung cấp cho thị trường hơn 17 triệu tấn phân bón Supe lân và trên 10 triệu tấn NPK các loại. Đây là tiền đề cho việc hoàn thành mục tiêu cung cấp 1,1 triệu tấn phân bón cho người nông dân trong năm 2018. Công ty cũng sẽ tiếp tục mở các hội nghị đầu bờ, mô hình trình diễn tại các địa phương trên cả nước để hỗ trợ, hướng dẫn bà con nông dân cách sử dụng phân bón Lâm Thao tăng năng suất cây trồng… từ đó giúp phát huy tối đa những tính năng của loại phân bón với cây trồng, tăng niềm tin của người tiêu dùng với một trong những sản phẩm phân bón Việt có thương hiệu, uy tín, an toàn và năng suất cao.

NGUYỄN HIỀN

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.