Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cơ hội để người nghèo tiếp cận dịch vụ truyền hình hiện đại

PV - 15:37, 03/04/2018

Thông tin nói chung, dịch vụ truyền hình hiện đại nói riêng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi.

Đi vào các bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi hiện nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy việc sử dụng dịch vụ truyền hình hiện đại đã len lỏi vào từng bản làng.

Ông Min Phà Dù, thôn Phìn Sư, xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang chia sẻ: “Quanh năm tôi không đi đâu ra khỏi bản làng. Xem ti vi đã giúp tôi có thêm hiểu biết về thị trường, giá cả nông sản và học hỏi những kinh nghiệm hay trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. Từ đó giúp kinh tế gia đình phát triển hơn”.

Đồng bào nghèo cần được tiếp cận với thông tin hữu ích qua truyền hình. (Ảnh minh họa) Đồng bào nghèo cần được tiếp cận với thông tin hữu ích qua truyền hình. (Ảnh minh họa)

 

Có thể khẳng định, dịch vụ truyền hình hiện đại đã và đang là phương tiện hữu ích đối với phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Tuy nhiên, việc được sử dụng và ứng dụng dịch vụ truyền hình hiện đại để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực này chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại bùng nổ công nghệ và hội nhập.

Số liệu thống kê của Ủy ban Dân tộc cho thấy, có 26 dân tộc có tỷ lệ sở hữu tivi cao trên 80%. Các dân tộc Khơ-mú, Mông, Chứt, Lô Lô, Mảng, La Hủ... có tỷ lệ hộ sử dụng ti vi thấp hơn 60%. … Điều quan trọng là dịch vụ truyền hình hiện đại, số hóa truyền dẫn, phát sóng ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn còn hạn chế rất nhiều so với khu vực thành thị.

Để tạo điều kiện hơn cho người nghèo tiếp cận với dịch vụ truyền hình hiện đại, Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020. Điều này đã mở ra cơ hội cho người nghèo trong việc tiếp cận với dịch vụ truyền hình hiện đại.

Trong nhóm giải pháp về tài chính sửa đổi quy định: Việc sử dụng kinh phí từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích để hỗ trợ đầu thu truyền hình số thực hiện theo nguyên tắc hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện hỗ trợ tại địa bàn thuộc vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất. Hỗ trợ đầu thu truyền hình số qua vệ tinh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện nhận hỗ trợ tại địa bàn thuộc vùng phủ sóng truyền hình tương tác mặt đất trước thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tác mặt đất nhưng không thuộc vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất...

Việc tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận dịch vụ truyền hình hiện đại là chủ trương giàu tính nhân văn của Đảng, Nhà nước; khẳng định thông tin có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Việc triển khai hiệu quả chính sách này rất cần sự vào cuộc của các ngành liên quan. Hơn nữa ngày càng có nhiều kênh truyền hình trong nước và quốc tế, dẫn đến việc nhiễu thông tin. Vì vậy, những thông tin mà truyền hình mang lại phải thực sự thiết thực, hữu ích đối với người nghèo…

HƯƠNG TRÀ

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.