Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cô gái Ba Na giành giải nhất cuộc thi tay nghề của Bộ NN&PTNT

PV - 10:15, 24/09/2018

Đó là Đinh Thị Lanh (27 tuổi) sinh ra và lớn lên ở thôn 3, xã An Toàn, huyện An Lão (Bình Định), hiện là sinh viên năm thứ 3 lớp K42 Cao đẳng Lâm sinh, Trường Cao đẳng Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung bộ.

Chọn sống khác!

Không giống như bạn bè cùng trang lứa chấp nhận cuộc sống lam lũ nơi quê nhà, thường nghỉ học sớm, lấy chồng, sinh con, cô gái Ba Na Đinh Thị Lanh lại chọn cuộc sống khác là, tiếp tục con đường học tập để nối dài ước mơ.

Đinh Thị Lanh đang chăm sóc vườn ươm cây giống của trường. Đinh Thị Lanh đang chăm sóc vườn ươm cây giống của trường.

Năm 2009, học hết cấp 3, Đinh Thị Lanh quyết định dừng việc học bởi ý nghĩ, nên ở nhà phụ giúp gia đình. Do có trình độ khá so với số đông phụ nữ trong thôn, 5 năm liền Lanh được bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn 3, xã An Toàn (An Lão). Thời gian làm cán bộ phụ nữ thôn, Lanh rất tích cực trong việc vận động bà con từ bỏ hủ tục lạc lậu, tiếp thu khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế, được người dân tin yêu.

Sau nhiều năm dừng việc học, Ðinh Thị Lanh quyết định đi học lại khiến nhiều người bất ngờ. Nói về quyết định của mình, Lanh kể: Có một người bạn đi làm ăn ở xa về bảo với mình, chẳng lẽ chỉ sống như thế này thôi sao? Câu hỏi đó làm Lanh thật sự suy nghĩ.

Bố của Lanh là người rất tiến bộ nên khi con gái đặt vấn đề đi học lại, ông đồng ý ngay. Năm 2015, cô đăng ký học ngành Luật từ xa nhưng chỉ được hơn 1 năm thì phải nghỉ vì thời điểm đó, em trai út cũng đang đi học và bố cô không thể nuôi cả hai đi học cùng lúc.

Đến năm 2016, Lanh được nhiều người gợi ý đi học ngành Lâm sinh. Lanh lại xin phép bố lên đường để học một nghề gì đó cho đến nơi đến chốn. Ở tuổi của Lanh, rất nhiều cô gái trong thôn đã lập gia đình, con bồng con bế, Lanh vẫn quyết đi học xa. Vào lớp Cao đẳng Lâm Sinh khi đã 25 tuổi, lớn tuổi hơn các bạn trong lớp nhưng Lanh không mặc cảm mà phấn đấu học tập.

Thành quả xứng đáng

Với kết quả học tập tốt, Lanh được chọn vào đội tuyển thi nghề Lâm sinh tại Hội thi tay nghề Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) năm 2018. Nội dung thi của nghề Lâm sinh năm 2018 gồm, 2 kỹ thuật đóng bầu và cấy cây vào bầu. Qua 5 tháng rèn luyện vất vả, suốt ngày phơi nắng ngoài trời dưới sự hướng dẫn của thầy cô, Lanh còn phải đến các vườn ươm để học hỏi từ những người làm vườn nhiều kinh nghiệm. Nỗ lực, cố gắng ấy đã đem lại kết quả tốt, khi Lanh đạt giải nhất nghề Lâm sinh tại Hội thi tay nghề Bộ NN&PTNT, năm 2018 và là một trong số ít sinh viên người DTTS đạt giải cao tại Hội thi, được Bộ NN&PTNT khen thưởng.

Thông tin này còn là niềm vui, tự hào lớn với gia đình Lanh và cả xã vùng cao An Toàn. Lanh bộc bạch: “Ở An Toàn, ngoài lúa nước, bà con được cán bộ hướng dẫn kỹ càng; tất cả các cây trồng còn lại đều canh tác theo thói quen. Các kỹ thuật như giâm, chiết, ghép... bà con chưa biết hoặc nếu biết cũng không thành thạo. Vậy nên, trở về quê, tôi tin rằng mình sẽ giúp được nhiều người hơn”.

Ông Nguyễn Song Hữu, Trưởng Phòng Công tác học sinh sinh viên, Trường Cao đẳng Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ đánh giá: “Lanh là một sinh viên ngoan hiền, mẫu mực trong học tập. Nhà trường đánh giá rất cao nỗ lực của em và mong rằng với những kiến thức mình đã học, Lanh sẽ góp phần làm vùng đất khó đổi thay”.

LÊ PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.