Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chưa tổ chức lễ mừng cơm mới, thì chưa ai được ăn cơm gạo mới

Tào Đạt - 23:28, 25/10/2023

Lễ mừng cơm mới là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của người La Chí. Chỉ khi nào đã làm xong lễ cúng mừng cơm mới, người dân trong bản mới được ăn cơm gạo mới, nếu chưa làm thì chưa ai được ăn...Cho đến nay, người La Chí vẫn giữ nguyên tập tục này.

Mới đây, đồng bào La Chí ở thôn Lùng Vi (xã Nà Khương, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) đã tổ chức Lễ mừng cơm mới để tạ ơn tổ tiên đã phù hộ cho đồng bào có một vụ mùa bội thu; đồng thời cầu mong cho vụ mùa mới gặp nhiều may mắn, thuận lợi. 

Một số hình ảnh tại Lễ mừng cơm mới: 

Vào khoảng đầu tháng 9 âm lịch, khi những bông lúa ngoài đồng bắt đầu chín vàng, người cao tuổi và có uy tín nhất trong xã sẽ chọn một ngày tốt, rồi thông báo với bà con trong xã chuẩn bị sắm sửa lễ vật làm lễ cúng mừng cơm mới.
Vào khoảng đầu tháng 9 âm lịch, khi những bông lúa ngoài đồng bắt đầu chín vàng, người cao tuổi và có uy tín nhất trong xã sẽ chọn một ngày tốt, rồi thông báo với bà con trong xã chuẩn bị sắm sửa lễ vật làm lễ cúng mừng cơm mới.
Theo quan niệm của đồng bào La Chí, trước mùa gặt, trước khi được ăn những hạt lúa mới, bà con phải làm Lễ mừng cơm mới để cúng báo tổ tiên, tạ ơn trời đất, tạ ơn thần linh đã phù hộ một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, để đồng bào La Chí có được một vụ mùa bội thu.
Theo quan niệm của đồng bào La Chí, trước mùa gặt, trước khi được ăn những hạt lúa mới, bà con phải làm Lễ mừng cơm mới để cúng báo tổ tiên, tạ ơn trời đất, tạ ơn thần linh đã phù hộ một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, để đồng bào La Chí có được một vụ mùa bội thu.
Để chuẩn bị cho Lễ mừng cơm mới, từ chiều tối hôm trước, những người phụ nữ dân tộc La Chí sẽ xuống ruộng để chọn lựa những bông lúa đẹp nhất và chín đều nhất.
Để chuẩn bị cho Lễ mừng cơm mới, từ chiều tối hôm trước, những người phụ nữ dân tộc La Chí sẽ xuống ruộng để chọn lựa những bông lúa đẹp nhất và chín đều nhất.
Những bông lúa mới mang về sẽ phơi trên gác bếp qua đêm, đến rạng sáng hôm sau khi gà gáy 2 lần thì tuốt hạt thóc rồi mang đi giã cốm, nhà nào không làm cốm thì đồ xôi để chuẩn bị cúng lúa mới.
Những bông lúa mới mang về sẽ phơi trên gác bếp qua đêm, đến rạng sáng hôm sau khi gà gáy 2 lần thì tuốt hạt thóc rồi mang đi giã cốm, nhà nào không làm cốm thì đồ xôi để chuẩn bị cúng lúa mới.
Lễ vật được dâng lên tổ tiên trong dịp này bắt buộc phải có cơm nếp, cơm tẻ là cơm lúa mới vừa được gặt ở ruộng, nương về. Các gia đình cũng chuẩn bị những sản vật khác thường dùng hằng ngày như có thịt, cá, rượu… Bên cạnh đó, củ gừng cũng là một thứ không thể thiếu trong bất cứ lễ cúng nào, bởi theo quan niệm của người La Chí, củ gừng được coi như là vật nối liền giữa âm và dương.
Lễ vật được dâng lên tổ tiên trong dịp này bắt buộc phải có cơm nếp, cơm tẻ là cơm lúa mới vừa được gặt ở ruộng, nương về. Các gia đình còn chuẩn bị những sản vật thường dùng hằng ngày như, thịt, cá, rượu…;Bên cạnh đó, củ gừng cũng là một thứ không thể thiếu trong bất cứ lễ cúng nào, bởi theo quan niệm của người La Chí, củ gừng được coi như là vật nối liền giữa âm và dương.
Khi các món ăn chế biến xong, chủ nhà bày lễ vật lên một chiếc mâm, đặt trước bàn thờ tổ tiên. Sau đó, thầy cúng được mời đến để khấn thần linh, tổ tiên về ăn cơm mới, chứng kiến lòng thành, phù hộ cho gia đình mạnh khỏe, sản xuất được nhiều lúa gạo, con cháu được thóc đầy nhà, lợn bò đầy sân và mong muốn những mùa tới sẽ được nhiều may mắn, thuận lợi.
Khi các món ăn chế biến xong, chủ nhà bày lễ vật lên một chiếc mâm, đặt trước bàn thờ tổ tiên. Sau đó, thầy cúng được mời đến để khấn thần linh, tổ tiên về ăn cơm mới, chứng kiến lòng thành, phù hộ cho gia đình mạnh khỏe, sản xuất được nhiều lúa gạo, con cháu được thóc đầy nhà, lợn bò đầy sân và mong muốn những mùa tới sẽ được nhiều may mắn, thuận lợi.
Sau khi các nghi lễ được thực hiện xong, cả gia đình quây quần dọn cơm ăn, mỗi người trong gia đình nắm một nắm cơm nhỏ kèm một con cá vào và ăn để lấy lộc, rồi mời bà con hàng xóm cùng nếm cơm mới.
Sau khi các nghi lễ được thực hiện xong, cả gia đình quây quần dọn cơm ăn, mỗi người trong gia đình nắm một nắm cơm nhỏ kèm một con cá vào và ăn để lấy lộc, rồi mời bà con hàng xóm cùng nếm cơm mới.
Người La Chí cũng thêu trang phục để mặc vào dịp này.
Người La Chí cũng thêu trang phục để mặc vào dịp lễ hội.
Buổi sáng vào hôm diễn ra Lễ mừng cơm mới, người dân La Chí sẽ khoác lên mình những bộ quần áo lộng lẫy nhất.
Buổi sáng vào hôm diễn ra Lễ mừng cơm mới, người dân La Chí sẽ khoác lên mình những bộ quần áo lộng lẫy nhất.
Những đứa trẻ cũng được bố mẹ may cho những bộ quần áo mới để đi trẩy hội.
Những đứa trẻ cũng được bố mẹ may cho những bộ quần áo mới để đi trẩy hội.
Trong ngày Lễ mừng cơm mới từ già, trẻ, thanh niên nam, nữ trong bản cùng nhau tập trung trên bãi đất trống hoặc đồi bằng để chơi ném còn, quay đu vòng tròn, hát giao duyên, hát đối đáp…
Trong ngày Lễ mừng cơm mới từ già, trẻ, thanh niên nam, nữ trong bản cùng nhau tập trung trên bãi đất trống hoặc đồi bằng để chơi ném còn, quay đu vòng tròn, hát giao duyên, hát đối đáp…
(Ảnh) Độc đáo Lễ mừng cơm mới của dân tộc La Chí 11
Qua thời gian, những trò chơi truyền thống vẫn được người dân La Chí giữ gìn.
Qua thời gian, những trò chơi truyền thống vẫn được người dân La Chí giữ gìn.
(Ảnh) Độc đáo Lễ mừng cơm mới của dân tộc La Chí 13
Nụ cười là hình ảnh rất dễ bắt gặp trong dịp lễ này, bởi nó là minh chứng cho việc họ đã có một mùa vụ trồng trọt thành công.
Nụ cười là hình ảnh rất dễ bắt gặp trong dịp lễ mừng cơm mới, bởi nó là minh chứng cho việc họ đã có một mùa vụ trồng trọt thành công.
Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.