Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chính sách ưu đãi người có công: Biểu tượng của nghĩa tình và trách nhiệm

PV - 12:23, 27/07/2018

Ưu đãi và chăm sóc người có công luôn là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt, với việc ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công, chính sách ưu đãi người có công được hệ thống hóa các văn bản pháp luật, trở thành một biểu tượng của nghĩa tình và trách nhiệm.

người có công Ngày 27/7 hàng năm, người dân cả nước tri ân những người có công với cách mạng.

Những con số biết nói

Theo số liệu của Cục Người có công (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), cả nước hiện đã xác nhận hơn 9 triệu lượt người có công (NCC); trong đó có gần 1,2 triệu liệt sĩ, trên 127.000 Mẹ Việt Nam Anh hùng, hơn 2 triệu là thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, hàng vạn người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Những năm qua, các cấp ngành, địa phương đã đặc biệt chăm lo thực hiện chế độ, chính sách cho NCC. Ngoài các đối tượng được hưởng trợ cấp một lần còn có trên 1,4 triệu người được hưởng trợ cấp hàng tháng. Ngoài ra, gần 1,9 triệu NCC giúp đỡ cách mạng và hơn 4 triệu người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc đã được tặng Huân, Huy chương kháng chiến các hạng...

Cả nước cũng có 9.637 công trình ghi công liệt sĩ, trong đó có 1.750 đài tưởng niệm liệt sĩ, 4.810 nhà bia ghi tên liệt sĩ, 3.077 nghĩa trang liệt sĩ. Nhiều công trình ghi công liệt sĩ trở thành công trình văn hóa, có giá trị về mỹ thuật, giáo dục truyền thống như: Nghĩa trang Liệt sĩ Điện Biên Phủ, Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9, Đền Liệt sĩ Bến Dược, Khu tưởng niệm Liệt sĩ thanh niên xung phong tại Ngã 3 Đồng Lộc, Truông Bồn...

Theo ông Đào Ngọc Lợi, Cục trưởng Cục Người có công, các chế độ ưu đãi hiện đã bao phủ hầu hết các mặt trong đời sống, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội từng thời kỳ, đảm bảo mức sống của NCC và thân nhân. Bên cạnh đó, NCC và thân nhân còn được hưởng các ưu đãi khác về đất ở, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, cấp phương tiện chỉnh hình, phục hồi chức năng, bảo hiểm y tế, giáo dục đào tạo, tín dụng...

Việc chăm lo cho NCC còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Chỉ tính riêng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, từ năm 2013-2017, các địa phương đã vận động được gần 5.200 tỷ đồng. Phong trào tặng sổ tiết kiệm của cả nước, với 63.523 sổ, tổng kinh phí gần 2,9 nghìn tỷ đồng; xây dựng mới hơn 44.650 nhà tình nghĩa, sửa chữa 40.760 nhà tình nghĩa trị giá hơn 10,7 nghìn tỷ đồng...

Tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi

Để có được những thành quả nêu trên, trước hết và trên hết xuất phát từ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc Việt Nam. Đồng bào ta, dân tộc ta mãi mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của những NCC với cách mạng.

Ở góc độ quản lý nhà nước, đạo lý đó đã được cụ thể hóa bằng những cơ chế, chính sách chăm lo cho NCC. Chính sách ưu đãi NCC ngày càng được hoàn thiện. Đặc biệt là việc ban hành Pháp lệnh ưu đãi NCC (năm 1994, năm 2005); gần đây nhất là Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13 về sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi NCC.

“Pháp lệnh ưu đãi người có công là một bước tiến dài trong việc pháp điển hoá pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng, là sự kế thừa, chọn lọc và phát triển những bài học của nửa thế kỷ qua với một hệ thống quy định về chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng”, Cục trưởng Cục Người có công Đào Ngọc Lợi cho biết.

Để triển khai Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành đã trình Chính phủ ban hành 05 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 07 Quyết định, 02 Chỉ thị; các Bộ đã ban hành 17 thông tư và thông tư liên tịch. Qua 5 năm triển khai Pháp lệnh số 04/2012, hầu hết NCC đã được xác nhận và hưởng chế độ ưu đãi đầy đủ và kịp thời.

Theo ông Lợi, hệ thống văn bản pháp luật về ưu đãi NCC hiện hành đã cơ bản thể chế hóa được các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với NCC, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia tích cực vào việc đền ơn đáp nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chính sách ưu đãi đối với NCC cũng còn một số hạn chế, bất cập cần sớm tháo gỡ.

“Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang đề nghị các địa phương tổng kết 05 năm thực hiện Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 nhằm đánh giá toàn diện việc thực hiện Pháp lệnh, qua đó đề xuất với Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số quy định trong chính sách ưu đãi người có công”, ông Lợi cho biết.

Ưu đãi NCC với cách mạng không chỉ là vấn đề đạo lý, truyền thống mà còn là vấn đề chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội; không chỉ là vấn đề cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Việc hoàn thiện pháp luật ưu đãi NCC sẽ tăng cường hiệu quả của chế độ ưu đãi với mục tiêu quan tâm, chăm lo nhiều hơn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của NCC.

VÂN KHÁNH

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.