Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2010-2017: Cần thay đổi cách tiếp cận

PV - 14:36, 27/04/2018

Ngày 26/4, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức cuộc họp với một số bộ, ngành liên quan cho ý kiến về Dự thảo Báo cáo chuyên đề “Tình hình triển khai kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2010-2017”.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Hà Ngọc Chiến chủ trì cuộc họp. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải tham dự cuộc họp.

Toàn cảnh buổi làm việc Toàn cảnh buổi làm việc

 

Theo Dự thảo Báo cáo giám sát chuyên đề của Hội đồng Dân tộc Quốc hội cho thấy, những năm qua, các chính sách hỗ trợ, đầu tư, phát triển cho giáo dục vùng DTTS, miền núi đã thúc đẩy phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi phát triển mạnh mẽ ở tất cả các ngành học, cấp học. Từ năm 2010-2017, nguồn lực của Nhà nước, của các địa phương và các nguồn hỗ trợ khác đã đầu tư cơ sở hạ tầng cho giáo dục vùng DTTS lên đến trên 52 nghìn tỷ đồng…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đó, một số chính sách ban hành có hiệu lực trong thời gian ngắn, chưa có tính dự báo dài hạn và liên tục. Có chính sách ban hành chậm, thiếu đồng bộ, một số nội dung còn bất cập. Một số chính sách còn chưa sát thực tiễn, chồng chéo về đối tượng thụ hưởng.

Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành kiến nghị nên thay đổi nội dung, phương pháp xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục vùng DTTS, miền núi.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải khẳng định, chính sách giáo dục vùng DTTS, miền núi đã tạo sự chuyển biến căn bản. Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển giáo dục vùng DTTS, miền núi chưa đáp ứng được yêu cầu. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải đã phân tích về một số chính sách cụ thể và cho rằng, cần thay đổi cách tiếp cận. Thời gian tới, chính sách phát triển giáo dục vùng DTTS, miền núi nói chung nên tích hợp, lồng ghép để bố trí nguồn lực đảm bảo yêu cầu đặt ra.

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Hà Ngọc Chiến khẳng định, chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục vùng DTTS, miền núi đã đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên, so với yêu cầu, mục tiêu, kế hoạch, chương trình đặt ra còn nhiều hạn chế. Do đó, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Hà Ngọc Chiến thống nhất đánh giá lại nhiều chính sách giáo dục dân tộc hiện nay, như: chính sách cử tuyển, dạy và học tiếng DTTS; cân nhắc, xem xét sự phát triển các trường PTDTNT, lựa chọn mô hình phù hợp hơn cho các trường dự bị đại học…

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo... trên các lĩnh vực tham gia tham luận.