Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Chính sách dân tộc

Chính sách dân tộc tạo động lực cho vùng biên phát triển

PV - 12:51, 30/01/2018

Chúng tôi về huyện Tri Tôn (An Giang) mảnh đất vùng biên có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm tỉ lệ 34,02%).

Thời gian qua, từ việc quan tâm chăm lo triển khai chương trình, chính sách dân tộc của Nhà nước như: Chương trình 135, Chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, cho vay vốn phát triển sản xuất… dã tạo động lực giúp đồng bào Khmer vùng biên Tri Tôn vươn lên hòa vào sự phát triển chung của quê hương, xây dựng phum sóc ngày một khang trang, đổi mới.

Từ nguồn lực hỗ trợ của chương trình, người dân Tri Tôn đã tập trung phát triển sản xuất, chăn nuôi, tăng thu nhập cho gia đình. Từ nguồn lực hỗ trợ của chương trình, người dân Tri Tôn đã tập trung phát triển sản xuất, chăn nuôi, tăng thu nhập cho gia đình.

 

Chỉ trong 5 năm gần đây, Tri Tôn đã đầu tư hơn 7 tỷ đồng để xây dựng được 94 công trình giao thông, thuỷ lợi, điện lưới quốc gia, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế; quy hoạch sắp xếp 16 cụm tuyến dân cư tại các xã có đông đồng bào Khmer sinh sống như: ấp Tô Bình (xã Cô Tô), ấp Trung An, ấp Sóc Tức (Lê Trì). Đồng thời, Tri Tôn đã thực hiện Chương trình 134, 167 của Chính phủ hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, nhà Đại đoàn kết cho 2.047 hộ…

Bà Néang Sâm Pô, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Tri Tôn cho biết: Tính đến nay, Tri Tôn đã triển khai 25 chương trình. Điển hình như triển khai cấp 2.716 con bò cho 1.358 hộ; triển khai một số chương trình khác hỗ trợ phát triển khác, với tổng kinh phí 24,067 tỷ đồng cho 9.206 hộ thụ hưởng; đào tạo nghề cho 12.823 lao động, giới thiệu 1.020 người lao động trong và ngoài tỉnh. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, công cụ sản xuất và tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho hơn 1.500 lượt hộ tham gia, với kinh phí trên 2,6 tỷ đồng.

Ngoài ra, Tri Tôn còn đầu tư phát triển ngành nghề truyền thống tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập như: nấu đường thốt nốt, sản xuất gạo đặc sản Nàng Nhen Bảy Núi, sản xuất gốm thô, hỗ trợ chăn nuôi bò…

Từ các chương trình, dự án mang lại đã góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, nâng cao dân trí, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, tạo ra động lực quan trọng góp phần đẩy nhanh công tác xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các DTTS.

Gia đình anh Chau Soc Bane ở ấp Sóc Tức, xã Lê Trì, huyện Tri Tôn là một trong những hộ làm ăn hiệu quả, nhờ được hỗ trợ dụng cụ để khôi phục nghề truyền thống nấu đường thốt nốt nên cuộc sống gia đình anh Chau Soc Bane ngày càng sung túc hơn.

“Nhờ Nhà nước hỗ trợ vốn mua nồi, dụng cụ nấu nên giờ mở rộng quy mô. Ngoài gần chục cây thốt nốt của gia đình, mình còn thuê thêm 20 cây thốt nốt của bà con trong sóc để lấy nước nấu đường mỗi ngày”, anh Chau Soc Bane cho biết.

Đại đức Chau Diêng, sư trụ trì chùa Pô Thi Vong, xã Cô Tô chia sẻ: “Nhận được nhiều chính sách hỗ trợ và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tôi luôn khuyên bà con Khmer phải cố gắng làm ăn, chi tiêu tiết kiệm để có tích lũy cho cuộc sống sau này. Trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, sư sãi, à cha thường xuyên lồng ghép để bà con hiểu chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để bà con nắm rõ, không nghe theo các luận điệu xuyên tạc, chống phá.

Thượng tọa Chau Hắk, sư trụ trì chùa Chi Ka Ên, xã Châu Lăng cũng có cùng suy nghĩ: “Đời sống đồng bào Khmer được nâng lên, khối đoàn kết dân tộc ngày càng bền chặt; đồng bào luôn đặt trọn niềm tin vào Đảng”.

PHƯƠNG NGHI