Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu): Ứng dụng công nghệ cao trong trồng hồ tiêu

PV - 10:57, 02/01/2019

Để phát triển cây hồ tiêu một cách bền vững, thời gian qua, chính quyền địa phương cũng như các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ nông dân sản xuất.

Châu Đức là địa phương có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Châu Đức là địa phương có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Hiện nay, Châu Đức là địa phương có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trên 7.500ha, trong đó 7.000ha đã cho thu hoạch. Hầu hết diện tích hồ tiêu ở Châu Đức được trồng tập trung thành vùng rộng lớn.

Những năm qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Châu Đức thường xuyên phối hợp với Trạm Khuyến nông của huyện hỗ trợ nông dân tập huấn kỹ thuật canh tác hồ tiêu bền vững, hướng dẫn nông dân áp dụng bộ quy tắc quốc tế vì quy trình sản xuất hồ tiêu an toàn và kỹ thuật thu hoạch, phơi sấy, bảo quản hồ tiêu, hỗ trợ nông dân phân tích đất, nước, dự báo lượng mưa ảnh hưởng đến cây hồ tiêu. Những hỗ trợ tích cực của địa phương và cơ quan chức năng đã lan tỏa ngày càng sâu rộng đến nông dân, từ chỗ sản xuất theo kinh nghiệm, nông dân huyện Châu Đức ngày càng hạn chế sử dụng phân bón hóa học, chú trọng dùng phân hữu cơ vi sinh, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép để phòng bệnh cho cây hồ tiêu. Vườn hồ tiêu vì vậy sinh trưởng tốt, tăng năng suất từ 5-10%.

Từ năm 2015, Phòng NN&PTNT huyện Châu Đức phối hợp với Công ty TNHH Olam, Công ty TNHH Gia vị Việt Nam và Công ty TNHH Harris Freeman tổ chức trình diễn mô hình sản xuất hồ tiêu sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP, GLOBALGAP. Quá trình thực hiện mô hình trình diễn, các doanh nghiệp cũng hỗ trợ nông dân trồng hồ tiêu theo yêu cầu, quy chuẩn của khách hàng châu Âu, Nhật Bản; giúp nông dân nâng cao năng lực quản lý vườn, quản lý chi phí đầu tư; xây dựng mối liên kết “trách nhiệm” giữa nông hộ với nhà thu mua, nhà khoa học, nhà quản lý. Mô hình trình diễn tạo thêm cú hích cho nông dân thay đổi tập quán sản xuất.

Cụ thể như năm 2015, ông Đặng Văn Là ở xã Bàu Chinh được chọn xây dựng mô hình trình diễn sản xuất tiêu sạch theo tiêu chuẩn GLOBALGAP. Theo đó, trong quá trình trồng tiêu, ông Là sử dụng các chế phẩm sinh học có nguồn gốc hữu cơ như tự ủ phân bò, đốt tro củi làm phân bón đất; trồng đậu phộng (lạc) trong vườn nhằm giảm bốc hơi nước, giữ ẩm cho đất và hạn chế cỏ mọc. Nhờ đó, những năm qua, vườn hồ tiêu của ông phát triển tốt, ít sâu bệnh, cho năng suất ổn định. Trung bình mỗi vụ, vườn hồ tiêu của ông đạt sản lượng 2,5-3 tấn/ha. Dù giá tiêu không ổn định, nhưng ông vẫn thu lãi 30-40 ngàn đồng/kg.

Ông Nguyễn Tấn Bản, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Đức cho biết: Từ nền tảng ứng dụng các quy trình trồng hồ tiêu sạch, an toàn, huyện Châu Đức đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu: Xây dựng vùng chuyên canh hồ tiêu công nghệ cao, với quy mô khoảng 3.000ha. Trước mắt, huyện Châu Đức đã kiến nghị UBND tỉnh thu hồi khoảng 300ha đất của Công ty Cao su Bà Rịa đang cho thuê tại xã Xuân Sơn giao cho địa phương để tạo quỹ đất sạch, thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Toàn huyện hiện có khoảng 35.204ha đất sản xuất nông nghiệp; giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất trồng trọt đạt từ 85-95 triệu đồng/ha. Trong 3 năm qua (2016-2018), tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,2%/năm.

Về lâu dài, huyện Châu Đức đang xây dựng các chính sách thu hút, đãi ngộ nhà đầu tư, doanh nghiệp, và chính những người nông dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại địa phương nhằm tăng chất lượng và giá trị sản phẩm.

BẰNG GIANG

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.