Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Chào… cổng!

PV - 14:10, 10/01/2018

Tỉnh Thái Nguyên vừa thống nhất phương án xây cổng chào trên cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên với kinh phí khoảng 15 tỷ đồng.

( Ảnh minh họa) ( Ảnh minh họa)

 

Thông tin này ngay lập tức thu hút được sự chú ý của dư luận. Không phải vì việc xây dựng cổng chào được UBND tỉnh Thái Nguyên “trưng cầu dân ý” (tức là lấy ý kiến nhân dân) mà người ta lo cho tương lai của cái cổng chào này cũng như số tiền sẽ phải chi để thực hiện.

Lo cũng phải. Bởi trước đó, để “tạo ấn tượng”, “tạo điểm nhấn”, nhiều địa phương đã bỏ tiền tỷ để xây dựng cổng chào, nhưng chỉ được một thời gian người ta đành… chào cổng vì hư hỏng, xuống cấp.

Chẳng hạn, tại Bình Dương, cổng chào cửa ngõ trên quốc lộ 13 từ TP. Hồ Chí Minh vào Bình Dương có mức đầu tư 40 tỷ đồng từ ngân sách, được khánh thành vào năm 2010 nhưng sau hơn 1 năm thì bị cho là “te tua”. Cuối năm 2016, TP. Hải Phòng đã phải tháo dỡ “cổng chào nghệ thuật” có kinh đầu tư 24 tỷ đồng sau hơn 2 năm sử dụng do công trình bị xuống cấp…

Ở các địa phương khác, việc xây dựng cổng chào bạc tỷ cũng không hiếm; trong số đó có không ít công trình được thực hiện từ ngân sách nhà nước và cũng có không ít công trình nhanh chóng xuống cấp sau vài năm đưa vào sử dụng.

Trong các trường hợp này, dùng từ lãng phí e là chưa đủ phản ánh đúng bản chất sự việc. Lý do của xây cổng chào là để “tạo điểm nhấn”, thực ra cũng là để… đẹp bộ mặt!.

Nhưng bộ mặt của địa phương đó đã thực sự đẹp chưa khi mà còn đó những gia đình còn khó khăn, có nơi còn thiếu trường học, bệnh viện; đường sá đi lại còn trắc trở; còn nhiều học sinh, sinh viên nghèo có nguy cơ bỏ học; nhiều người nghèo cần vốn làm ăn…

Nếu nhìn nhận ở góc độ này, việc nhiều địa phương còn khó khăn xây dựng các công trình mang tính hình thức còn cho thấy một sự nghèo về mặt văn hóa, về ý thức và trách nhiệm phục vụ nhân dân.

Sẽ thực sự là đẹp bộ mặt biết bao nhiêu nếu như các địa phương dành nguồn ngân sách hạn hẹp đó để xây dựng những công trình dân sinh có ý nghĩa thiết thực. Như thế, dù địa phương không có công trình nào hoành tráng, “điểm nhấn”, nhưng nhắc đến địa phương đó, người dân cả nước ai cũng trân trọng và đánh giá cao cái tâm và tầm của những người lãnh đạo. Dẫu biết vậy, nhưng nhiều địa phương vẫn quyết xây cổng chào!.

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!