Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cây thông mã vĩ trên vùng đất Bắc Xa

PV - 09:46, 19/03/2018

Thời gian qua, nhờ thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc nên vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lạng Sơn đã có chuyển biến tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.

Đặc biệt, từ năm 2007, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã ban hành Quyết định 286-QĐ/TU ngày 15/3/2007 về nâng cao đời sống nhân dân khu vực biên giới, nhờ đó đời sống của người dân từng bước đi lên.

Xã Bắc Xa (huyện Đình Lập) là xã giáp biên, nơi xa nhất của tỉnh Lạng Sơn. Để tiếp cận với những mô hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bà con gặp nhiều khó khăn. Ông Kỳ Dùng Phú là một trong những người đầu tiên đem cây thông về trồng và cũng là người đầu tiên xây được nhà kiên cố hai tầng từ việc bán nhựa, gỗ thông ở xã.

Ông Kỳ Dùng Phú, ở thôn Bản Mạ, xã Bắc Xa (Đình Lập) kiểm tra chất lượng nhựa thông Ông Kỳ Dùng Phú, ở thôn Bản Mạ, xã Bắc Xa (Đình Lập) kiểm tra chất lượng nhựa thông

 

Ông Phú kể, những năm 2000 trở về trước, đời sống của người dân nơi đây hết sức khó khăn, hơn 95% diện tích đất tự nhiên của xã là đồi núi, cả xã không có điện, không đường giao thông. Để có cuộc sống ổn định, vào những năm 60 và 70, cấp ủy, chính quyền từ xã đến huyện đã tích cực vận động người dân nhận đất, nhận rừng trồng cây thông mã vĩ. Nhờ triển khai các dự án trồng rừng bảo vệ rừng đầu nguồn, dự án trồng rừng 661..., các hộ gia đình được hỗ trợ tiền công trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, đời sống từng bước ổn định.

Tuy nhiên, phải đến năm 1987, người dân ở Bắc Xa mới thật sự tin tưởng vào việc trồng cây thông sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Kỳ Dùng Phú cho biết, lúc đó cây thông đã cho khai thác nhựa. Những gánh nhựa thông đầu tiên xuất khẩu qua biên giới đã đổi được gạo, phân bón... Mơ ước đổi đời cho người dân Bắc Xa bắt đầu từ đó. Khi ấy ông Phú là Chủ tịch UBND xã Bắc Xa nên ông ra sức vận động người dân nhận đất, trồng rừng, kêu gọi Nhà nước hỗ trợ cây giống, hướng dẫn kỹ thuật…

Từ năm 1990, phong trào trồng rừng ở Bắc Xa bắt đầu lan rộng trong toàn xã. Nhưng vào thời điểm đó, Bắc Xa vẫn như một ốc đảo biệt lập với bên ngoài, bởi không có đường đến trung tâm xã, mọi hoạt động giao lưu kinh tế gần như bị ngưng trệ. Mãi đến năm 2002, con đường từ thị trấn huyện mới được mở đến trung tâm xã, ra đến tận thôn Bản Mạ (thôn xa nhất của xã). Từ khi có đường, các phương tiện ô-tô, xe máy ra vào tấp nập. Hằng ngày, xe khách chở người và hàng hóa đi lại nhộn nhịp. Cũng trong năm 2002, toàn bộ 14 thôn, bản của xã Bắc Xa có điện thắp sáng từ nguồn điện lưới quốc gia. Điện, đường, trường, trạm y tế... cùng với lợi ích từ cây thông đã giúp diện mạo của một xã biên giới dần đổi thay.

Ông Tô Đức Sơn, Chủ tịch UBND xã Bắc Xa phấn khởi chia sẻ: Xã chỉ có 321 hộ, với hơn 1.400 nhân khẩu nhưng đến nay, các hộ dân đã trồng được hơn 11 nghìn ha thông. Mỗi hộ gia đình đều trồng từ 10 đến 20ha rừng thông, hộ nhiều nhất trồng hơn 40ha... Diện tích đất rừng đã cơ bản phủ xanh, trong đó diện tích rừng cho khai thác nhựa thông chiếm hơn 20%. Mỗi năm hơn 300 tấn nhựa thông được thu hoạch và bán với giá hơn 30 nghìn đồng/kg... Đến nay, xã không còn hộ đói, nhiều hộ đã xây được nhà kiên cố với đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt cần thiết, con em được đến trường... tất cả đều thu nhập từ cây thông mã vĩ.

Còn ông Vi Văn Phúc, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đình Lập thông tin thêm, cây thông rất phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng vùng này. Từ mô hình trồng cây thông ở Bắc Xa, đến nay diện tích trồng thông trên địa bàn huyện đã được nhân rộng ra các xã khác lên tới gần 50 nghìn ha. Theo đó, mỗi năm khai thác 6.500 tấn nhựa, đưa cây thông là cây chủ lực xóa đói, giảm nghèo cho người dân...

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.