Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cây atiso đỏ trên đất Quảng

PV - 15:20, 17/12/2018

Chị Trịnh Thị Thanh Hà, thôn Đề An, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi gắn bó với cây atiso đỏ do chính tay chị nhân lên từ 2 cây atiso ban đầu. Vườn atiso đỏ đầu tiên trên đất Quảng Ngãi trồng theo hướng an toàn đã cho thu hoạch.

Chị Hà là người đầu tiên trồng cây atiso đỏ trên đất Quảng Ngãi, mang lại hiệu quả khả quan. Chị Hà là người đầu tiên trồng cây atiso đỏ trên đất Quảng Ngãi, mang lại hiệu quả khả quan.

Năm 2014, một người quen mang cho chị Trịnh Thị Thanh Hà 2 cây atiso đỏ về trồng để làm thuốc vì biết chị Hà rất quan tâm đến các loại dược liệu. Lúc đó, chị Hà được căn dặn trồng trên vùng đất cao, tránh ngập nước. Sau thời gian trồng, cây đầu tiên cho ra 4 trái, cây còn lại ra 2 trái. Chị nhận thấy việc trồng cây atiso có triển vọng khả quan nên tiếp tục giữ giống trồng.

Năm 2018, lần đầu tiên chị Hà thu hoạch atiso với diện tích hơn 3,5 sào đất. Cây atiso phát triển tốt, ra hoa, kết trái. Atiso là loại cây thân thuộc và mang lại nhiều lợi ích, có thể dùng làm thực phẩm hằng ngày hoặc làm thuốc.

Chị Hà chia sẻ, việc trồng atiso được bắt đầu vào tháng 2, sau gần 4 tháng thì cây atiso ra hoa, kết trái. Từ đó có thể thu hoạch dần đến hết năm, vì cây atiso có thể kết trái từ gốc đến ngọn cây, ra liên tục các lứa. “Tùy theo điều kiện thời tiết từng năm mà có thể thay đổi thời gian trồng để tránh mùa mưa lũ ngập lụt khiến cây bệnh chết”, chị Hà cho biết.

Theo kinh nghiệm của chị Hà, atiso nên trồng trên đất khô ráo, theo hướng an toàn, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ phát cỏ và tưới nước khi trời quá nắng nóng, có thể tưới 2 lần/ngày. Người trồng atiso có thể làm đất với phân hữu cơ, vỏ trấu, xơ dừa,…nhờ đó có thể xử lý mầm bệnh trong đất. Năm nay, chị Hà thu hoạch 2 tạ/sào, giá bán ra 25.000-30.000 đồng/kg, hoa khô làm trà, bán khoảng 100.000 đồng/lạng. Chị Hà cho biết: “Trái atiso không nên thu hoạch vào mùa mưa vì ảnh hưởng chất lượng trái, trái sẽ bị đen, không đạt yêu cầu về màu sắc”.

Atiso đỏ có nhiều cách chế biến, ngoài chế biến tươi như tận dụng đài, hạt để nấu uống, lá dùng nấu canh chua, thì đài hoa có thể ngâm làm mứt, phơi khô uống trà. Trái atiso đỏ mua về tách riêng đài hoa để ngâm siro, thay thế các loại nước uống màu, hạt bên trong có thể chế trà uống hoặc chuẩn bị có vụ xuống giống sau. Thường 1kg trái tách ra được nữa kg đài hoa, đem đài hoa ngâm với đường theo tỷ lệ 1:1 có thể làm siro sử dụng lâu dài.

Ngoài bán cho người dân tại địa phương, chị Hà còn bán tại các huyện lân cận và người phương xa đến thăm vườn. Tại Quảng Ngãi, chị Hà là người tiên phong trong trồng cây atiso, mang lại hiệu quả tốt bởi dễ trồng, phát triển nhanh. Cây atiso thu lợi nhuận gấp đôi so với trồng rau màu, đậu bắp hay ngô.

NGUYỄN TRANG

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.